Xử lý tài sản khi người ký hợp đồng thế chấp chết

XỬ LÝ TÀI SẢN KHI NGƯỜI KÝ HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP CHẾT

LIÊN HỆ LUẬT SƯ: 0969.449.828

Ông Nguyễn Văn A và vợ là Nguyễn Thị B thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở của hai vợ chồng do ông A đứng tên trên Giấy chứng nhận để vay vốn ngân hàng. Người vay vốn trên hợp đồng tín dụng là ông A và bà B cũng ký tên trên đó với tư cách là người đồng trách nhiệm, người ký kết hợp đồng là ông A và bà B. Ông Nguyễn Văn A bị chết do tai nạn giao thông và không để lại di chúc, bà B phải làm thủ tục gì với ngân hàng để giữ được đất và nhà đã thế chấp?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 424 BLDS 2005 thì hợp đồng sẽ bị chấm dứt khi cá nhân giao kết hợp đồng chết.
Khi ông A chết, ngân hàng có thể chấm dứt hợp đồng tín dụng trước hạn và thu hồi nợ ngay, nếu không thu hồi được nợ thì ngân hàng sẽ tiến hành các thủ tục để có thể phát mại được tài sản thế chấp nhằm thu hồi nợ.
Để có thể giữ được nhà và đất đã thế, bà B cần thực hiện những thủ tục sau:
- Đối với hợp đồng tín dụng, bà B là người đồng trách nhiệm thực hiện hợp đồng nên có thể đứng ra nhận trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng và trả nợ theo hợp đồng. Bên cạnh đó, bà B là người thừa kế của ông A nên trong trường hợp này, ngân hàng có thể chấp nhận ký phụ lục hợp đồng để bà B tiếp tục thực hiện hợp đồng trong một khoảng thời gian nhất định như là một phương án thu hồi nợ.
- Đối với hợp đồng thế chấp bà B là một bên thế chấp tài sản chung của vợ chồng nên tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên đồng thế chấp đối với một nửa tài sản thế chấp. Đồng thời bà B là người thừa kế của ông A do vậy theo quy định tại khoản 1 Điều 637 BLDS 2005 thì bà B và những người hưởng thừa kế của ông A có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do ông A để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Khi đó có hai khả năng xảy ra:
- Ngân hàng áp dụng quy định tại Điều 637 BLDS 2005 để yêu cầu những người thừa kế của ông A tiếp tục thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi tài sản của ông A đã thế chấp tại ngân hàng mà không cần ký lại hoặc ký phụ lục hợp đồng thế chấp và đăng ký giao dịch bảo đảm bổ sung.
- Ngân hàng yêu cầu bà B và những người thừa kế của ông A thực hiện thủ thục khai nhận di sản thừa kế và thực hiện việc ký lại hợp đồng thế chấp, đăng ký lại giao dịch bảo đảm. Khi đó, bà B và những người thừa kế của ông A thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật và các đồng thừa kế nên có giấy ủy quyền được công chứng cho bà B đứng ra ký hợp đồng thế chấp tài sản đó cho ngân hàng.

Để được Luật sư tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ:  0969449828

Email: Luatsutoandan@gmail.com