Điểm chỉ hay ký trong văn bản công chứng?


Điểm chỉ hay ký trong văn bản công chứng?

LUẬT SƯ TƯ VẤN: 0969.449.828

Hiện nay, khi thực hiện các giao dịch dân sự như mua bán nhà đất, mua bán xe máy, ô tô, thậm chí là lập di chúc, thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế,… người dân thường tìm đến các Phòng công chứng nhà nước hay Văn phòng công chứng tư. Tại các tổ chức công chứng này, Công chứng viên thường yêu cầu người yêu cầu công chứng phải ký, hay điểm chỉ vào các văn bản công chứng. Ký, điểm chỉ là việc làm nhằm xác nhận người tham giao trong giao dịch là chính họ chứ không phải ai khác, tránh trường hợp người khác giả mạo họ tham gia giao dịch, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Tuy nhiên, đã không ít người lợi dụng việc ký, điểm chỉ nhằm che giấu những giao dịch không có thật, trái pháp luật, cưỡng ép người tham gia giao dịch. Trong số đó đặc biệt phải kể đến trường hợp lập di chúc giả nhằm mục đích sang tên, chuyển nhượng những tài sản có giá trị lớn của người để lại di sản như đất đai, nhà cửa... Người để lại di sản trong trường hợp này thông thường là già yếu, dễ bị lợi dụng, ép buộc như bị ấn tay điểm chỉ một cách vô thức vào di chúc, việc làm này hoàn toàn trái đạo đức, vi phạm điều cấm của pháp luật và đáng lên án.

Vậy quy định của pháp luật công chứng hiện hành về việc ký, điểm chỉ ra sao?

Theo Điều 48 Luật công chứng năm 2014, việc ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng được quy định khá rõ ràng, theo đó pháp luật luôn ưu tiên người yêu cầu công chứng ký vào từng trang của văn bản công chứng, việc điểm chỉ chỉ được thay thế việc ký trong những trường hợp nhất định như sau:

- Người yêu cầu công chứng không ký được do khuyết tật.

- Người yêu cầu công chứng không biết ký.

Như vậy, về mặt hình thức đối với những giao dịch dân sự, đặc biệt là đối với những di chúc được lập mà người tham gia giao dịch, người lập di chúc chỉ điểm chỉ mà không ký hay chỉ điểm chỉ và ký vào một số trang của giao dịch, di chúc thì hoàn toàn có thể không đảm bảo được sự tự nguyện của các bên khi tham gia giao dịch. Đủ điều kiện để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự, di chúc vô hiệu theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005.

Thực tế, để phát hiện ra một giao dịch như vậy là rất khó, thậm chí khi phát hiện ra đã hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Chính vì thế, người dân khi phát hiện được những dấu hiệu nêu trên hoàn toàn có thể đặt ra nghi ngờ đối với giao dịch đó, từ đó bảo vệ được quyền lợi của chính mình một cách tốt nhất.

Để được Luật sư tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ:  0969.449.828

Email: Luatsutoandan@gmail.com