Có đòi lại được đất đã góp vào hợp tác xã

LIÊN HỆ LUẬT SƯ: 0969449828

CÓ ĐÒI LẠI ĐƯỢC ĐẤT ĐÃ GÓP VÀO HỢP TÁC XÃ?

Theo quy định của Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012 thì khi Giải thể tài sản của Hợp tác xã sẽ được giải quyết như sau:

Điều 21. Xử lý tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi giải thể, phá sản 

1. Tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quy định tại Khoản 2 Điều 48 Luật hợp tác xã khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể, phá sản được xử lý như sau: 

a) Phần giá trị tài sản được hình thành từ khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước thì chuyển vào ngân sách địa phương cùng cấp với cơ quan đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; 

b) Phần giá trị tài sản được hình thành từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm đã được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia khi chấm dứt tư cách thành viên, tư cách hợp tác xã thành viên; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia; vốn, tài sản khác được Điều lệ quy định là tài sản không chia khi chấm dứt tư cách thành viên, tư cách hợp tác xã thành viên thì đại hội thành viên quyết định phương án xử lý thích hợp; 

c) Phần giá trị tài sản được hình thành từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm đã được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chấm dứt hoạt động; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia; vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chấm dứt hoạt động thì đại hội thành viên quyết định chuyển giao cho chính quyền địa phương hoặc một tổ chức khác nằm trên địa bàn nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích cộng đồng dân cư tại địa bàn; 

d) Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì thực hiện theo quy định pháp luật về đất đai. 

2. Trường hợp giải thể, phá sản mà vốn, tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không đủ để thanh toán các khoản nợ thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được sử dụng tài sản không chia theo thứ tự sau đây để thanh toán các khoản nợ: 

a) Khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia; 

b) Phần trích từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia; 

c) Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia.

Tuy nhiên, quy định nêu trên chỉ được áp dựng đối với những trường hợp Hợp tác xã giải thể từ thời điểm Luật Hợp tác xã năm 2012 và Nghị định 193/2013/NĐ-CP có hiệu lực. Còn trên thực tế có rất nhiều trường hợp Hợp tác xã đã bị giải thể từ rất lâu. Do đó việc đòi lại tài sản không đơn thuần chỉ áp dụng các quy định nêu trên mà còn phải áp dụng các quy định của Luật đất đai, Quy định về từng loại hình hợp tác xã qua các thời kì. Việc đòi lại tài sản là quyền sử dụng đất đã được góp vào Hợp tác xã được giải quyết như sau:

- Trường hợp đất đã được giao cho người khác trong quá trình quản lý đất đai của Nhà nước thì không thể đòi lại trừ trường hợp có căn cứ chứng minh người đang sử dụng đất đó có hành vi gian dối, lừa đảo... để được giao quyền sử dụng đất.

- Chủ cũ hoặc người thừa kế của người đó có quyền đòi lại quyền sử dụng đất hoặc giá trị quyền sử dụng đất khi Đất không bị Nhà nước quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chủ cũ có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 và người đang sử dụng đất không có giấy chứng mình quyền của mình đối với diện tích đất đang sử dụng

Để được Luật sư tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ: 0969449828

Email: Luatsutoandan@gmail.com