Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

HỒ SƠ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

LIÊN HỆ LUẬT SƯ: 0969449828

I.  CƠ SỞ PHÁP LÝ

Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12  ngày 17 tháng 6 năm 2010

Thông tư 26/2012/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2012 quy định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm ...

Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm

II. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẢI XIN GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những yếu tố bắt buộc khi cá nhân, tổ chức tiến hành sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp pháp luật quy định các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng không phải cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Căn cứ theo quy định Nghị định số 38/2012/NĐ-CP thì 4 trường hợp sau đây không phải xin cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm:

  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

  • Bán hàng rong;

  • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định.

Đồng thời, theo quy định tại điều 9, thông tư số 26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 Quy định các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng không phải cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm:

  • Cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng ban đầu nhỏ lẻ.

  • Cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ không có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt.

  • Cơ sở bán hàng rong.

  • Cơ sở kinh doanh bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt.

  • Cơ sở kinh doanh bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

  • Nhà thuốc đã được cấp Giấy chứng nhận đạt GPP có kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng.

Như vậy, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc các trường hợp nêu trên đều bắt buộc phải xin cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi tiến hành sản xuất, kinh doan thực phẩm.

III. THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

1. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

d) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

2. Thẩm quyền cấp

Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

3. Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc

4. Thời hạn hiệu lực

  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.

  • Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.

Để được Luật sư tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ:  0969449828

Email: luatsutoandan@gmail.com