Tổ chức cá nhân chậm trả tiền sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào?

Tổ chức, cá nhân chậm trả tiền sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào?

LUẬT SƯ TƯ VẤN: 0969.449.828

Hiện nay, trong các quan hệ giao dịch dân sự nói chung, việc một bên chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền đối với bên kia đang diễn ra khá phổ biến. Trong những trường hợp này, theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì bên vi phạm có thể phải trách nhiệm như sau:

Điều 357 Bộ luật dân sự 2015:

1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này”.

Điều 468 Bộ luật dân sự 2015:

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ”

Như vậy, căn cứ theo các quy định trên thì trong trường hợp bên có nghĩa vụ trả tiền (VD: trả tiền mua hàng, mua nhà, tiền vay nợ..) mà chậm thực hiện nghĩa vụ sẽ phải chịu khoản tiền lãi theo thoả thuận tương ứng với thời gian chậm trả. Trường hợp các bên không thoả thuận về mức lãi suất chậm trả thì căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 468 BLDS 2015 thì bên chậm trả tiền sẽ phải chịu mức lãi suất là 10%/năm đối với số tiền chậm trả.

Bên cạnh đó, ngoài việc phải chịu trách nhiệm dân sự nêu trên, đối với những tổ chức, cá nhân lợi dụng việc vay, mượn tiền nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác, có dấu hiệu của tội phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự đối với tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” , “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”..

Để được Luật sư tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ: 0969.449.828

Email: luatsutoandan@gmail.com