Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại việt nam với thời hạn bao nhiêu lâu?

NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC SỞ HỮU NHÀ Ở TẠI VIỆT NAM VỚI THỜI HẠN BAO NHIÊU LÂU?

LIÊN HỆ LUẬT SƯ: 0969449828

Căn cứ theo quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 159 , điểm c khoản 2 Điều 161 Luật nhà ở 2014 thì cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam nhưng thời hạn sở hữu nhà ở tối đa không được quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, cụ thể:

"Điều 162.

c. Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận"

Khi hết thời hạn sở hữu nhà ở nêu trên, người nước ngoài hoàn toàn có quyền gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở, cụ thể căn cứ theo quy định tại Điều 77 Nghị định 99/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở 2014 thì: 

"1. Trường hợp cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở theo quy định tại Điểm c Khỏan 2 Điều 161 của Luật Nhà ở thì việc gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở được quy định như sau: 
a) Trước khi hết hạn sở hữu nhà ở 03 tháng, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì phải có đơn ghi rõ thời hạn đề nghị gia hạn thêm kèm theo bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đối với nhà ở và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở đó xem xét, giải quyết;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của chủ sở hữu, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét và có văn bản đồng ý gia hạn một lần thời hạn sở hữu nhà ở theo đề nghị của chủ sở hữu nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ khi hết hạn sở hữu nhà ở lần đầu ghi trên Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này; 
c) Căn cứ văn bản đồng ý gia hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm ghi gia hạn trên Giấy chứng nhận; cơ quan cấp Giấy chứng nhận phải sao một bản Giấy chứng nhận và chuyển cho Sở Xây dựng để theo dõi".

Tuy nhiên, việc quy định giới hạn về thời hạn sở hữu nhà ở như hiện nay thực sự là một rào cản khá lớn đối với người nước ngoài. Chính vì thế, trường hợp người nước ngoài muốn sở hữu nhà ở tại Việt Nam lâu dài và ổn định có thể lựa chọn phương án kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đối với những trường hợp này, Luật nhà ở cho phép người nước ngoài được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam mà không có bất kì giới hạn nào.

Để được Luật sư tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ: 0969449828

Email: Luatsutoandan@gmail.com