Có được góp vốn bằng nhà ở để kinh doanh không?

CÓ ĐƯỢC GÓP VỐN BẰNG NHÀ Ở ĐỂ KINH DOANH KHÔNG?

LIÊN HỆ LUẬT SƯ: 0969449828

Hiện nay, căn cứ theo quy định tại Điều 150 Luật nhà ở 2014 về thì Chủ sở hữu nhà ở hoặc chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại có quyền góp vốn bằng nhà ở để tham gia hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực mà pháp luật không cấm kinh doanh tại nhà ở đó. Việc góp vốn bằng nhà ở phải thông qua hợp đồng có các nội dung theo quy định tại Điều 121 của Luật nhà ở như thời hạn góp vốn, giá trị góp vốn...Mặc dù Luật nhà ở hiện nay không bắt buộc hợp đồng góp vốn bằng nhà ở phải thực hiện thủ tục công chứng song nhà ở đưa vào góp vốn buộc phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 118 Luật nhà ở, cụ thể:

-  Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật;

-  Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;

-  Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

-  Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

Mặc dù Luật nhà ở có quy định về điều kiện của nhà ở tham gia góp vốn là phải có giấy chứng nhận, nhưng lại không quy định liệu nhà ở có giấy chứng nhận nhưng hiện đang thế chấp tại một tổ chức tín dụng thì có được đưa vào làm tài sản góp vốn hay không. Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 163/2006/NĐ-CP thì hoàn toàn có thể áp dụng tương tự việc bên thế chấp góp vốn tài sản thế chấp là nhà ở mà không thông báo cho bên nhận thế chấp thì hợp đồng góp vốn giữa các bên có thể sẽ không đảm bảo về mặt pháp lý, bên nhận thế chấp được ưu tiên xử lý tài sản bảo đảm là nhà ở khi đến hạn mà bên thế chấp nhà không thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ.

Để được Luật sư tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ: 0969449828

Email: Luatsutoandan@gmail.com