Chuẩn bị phạm tội nhưng sau đó không thực hiện thì có bị khởi tố, phải chịu trách nhiệm hình sự không?

CHUẨN BỊ PHẠM TỘI NHƯNG SAU ĐÓ KHÔNG THỰC HIỆN THÌ CÓ BỊ KHỞI TỐ,

PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ KHÔNG?

LIÊN HỆ LUẬT SƯ:  0983.449.828 (Zalo)

Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Bộ luật hình sự thì:

Điều 16. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.

Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Như vậy, việc người chuẩn bị phạm tội nhưng sau đó dừng lại có bị khởi tố, truy tố hay không còn phụ thuộc vào việc người đó chuẩn bị phạm tội gì. Nếu chuẩn bị phạm tội cướp tài sản hoặc tội giết người thì theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Bộ luật hình sự 2015 thì họ hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

"Người chuẩn bị phạm một trong các tội sau đây thì phải chịu trách nhiệm hình sự:

a) Điều 108 (tội phản bội Tổ quốc); Điều 110 (tội gián điệp); Điều 111 (tội xâm phạm an ninh lãnh thổ); Điều 112 (tội bạo loạn); Điều 113 (tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân); Điều 114 (tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam); Điều 117 (tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam); Điều 118 (tội phá rối an ninh); Điều 119 (tội chống phá cơ sở giam giữ); Điều 120 (tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân); Điều 121 (tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân);

b) Điều 123 (tội giết người); Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác);

c) Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản);

d) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 300 (tội tài trợ khủng bố); Điều 301 (tội bắt cóc con tin); Điều 302 (tội cướp biển); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 324 (tội rửa tiền)".

Trên thực tế, để xác định được việc đang thực hiện tội phạm, chuẩn bị thực hiện nhưng ngừng thực hiện là khá khó khăn. Ví dụ như trường hợp khi đang trộm cắp tài sản, một trong số các thành viên trong vụ trộm vì có việc đột xuất nên không có mặt nhưng sau đó vẫn tiến hành chia trác tài sản đã trộm thì cần xác định ý chí của người phạm tội trong vụ án này là vẫn muốn trộm cắp đến cùng chứ không phải tự mình ngừng thực hiện hành vi. 

Để được Luật sư tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ:  0983.449.828 (Zalo)

Email: Luatsutoandan@gmail.com