Luật sư có phải tố giác thân chủ khi phát hiện ra thân chủ phạm tội hay không?

LUẬT SƯ CÓ PHẢI TỐ GIÁC THÂN CHỦ KHI PHÁT HIỆN RA THÂN CHỦ PHẠM TỘI HAY KHÔNG?

LIÊN HỆ LUẬT SƯ:  0983.449.828 (Zalo)

Căn cứ theo quy định tại khoản 5, Điều 1 Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung 2017 thì:

Điều 19. Không tố giác tội phạm 
1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này. 
2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 
3. Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.”.

Như vậy, có thể thấy Luật sư, người bào chữa cho thân chủ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ tố giác tội phạm đối với một số loại tội phạm nhất định. Tuy nhiên quy định này phần nào tạo rào cản đối với người thuê Luật sư bào chữa vì không thể tin tưởng tuyệt đối với người bào chữa của mình, đồng thời cũng tạo rào cản đối với Luật sư khi không dám thực hiện bào chữa cho các loại tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc các loại tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia nếu không muốn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Để được Luật sư tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ:  0983.449.828 (Zalo)

Email: Luatsutoandan@gmail.com