Khi nào bị tịch thu tài sản và những điều cần biết?

KHI NÀO BỊ TỊCH THU TÀI SẢN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT?

LIÊN HỆ LUẬT SƯ:  0983.449.828 (Zalo)

Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Bộ luật hình sự 2015 thì:

Điều 45. Tịch thu tài sản

Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước.

Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tham nhũng hoặc tội phạm khác do Bộ luật này quy định.

Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.

Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Bộ luật hình sự:

2. Hình phạt bổ sung bao gồm:

a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

b) Cấm cư trú;

c) Quản chế;

d) Tước một số quyền công dân;

đ) Tịch thu tài sản;

e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;

g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.

Như vậy, việc tịch thu tài sản hiện nay được coi là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội sau khi đã có hình phạt chính. Tuy nhiên, hình phạt này hiện nay đang gặp khó khăn trong việc áp dụng do người phạm tội thường hay tẩu tán tài sản trước khi bị khởi tố, truy tố, hoặc đối với những tài sản lớn như nhà, đất họ sẽ để người thân trực tiếp đứng ra sở hữu. 

Để được Luật sư tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ:  0983.449.828 (Zalo)

Email: Luatsutoandan@gmail.com