Kiểm kê đất đai và Lập bản đồ hiện trạng ở cấp xã

KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI VÀ LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG Ở CẤP XÃ

(Thực hiện kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng)

Theo quy định của Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì Kiểm kê đất đai là việc Nhà nước tổ chức điều tra, tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần kiểm kê. Việc kiểm kê, và lập bản đồ hiện trạng ở UBND cấp xã bao gồm các nội dung dưới đây:

1. Công tác chuẩn bị kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng.

- Chuẩn bị nhân lực, vật tư, trang thiết bị kỹ thuật;

- Thu thập, tiếp nhận tài liệu phục vụ công tác kiểm kê đất đai, bao gồm:

Bản đồ địa chính, bản trích đo địa chính; bản đồ ảnh (bình đồ ảnh đã được điều vẽ); bản đồ hiện trạng sử dụng đất kỳ trước và tài liệu, bản đồ khác (hồ sơ địa giới hành chính; bản đồ địa hình...);

Cơ sở dữ liệu đất đai; hồ sơ địa chính; hồ sơ đăng ký biến động đất đai, hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt, thống kê đất đai hàng năm trong kỳ kiểm kê đất đai, kiểm kê đất đai hai kỳ trước đó và các hồ sơ khác có liên quan.

- Rà soát, đối chiếu, đánh giá, thống nhất lựa chọn bản đồ, tài liệu số liệu sử dụng cho kiểm kê; xác định đường địa giới hành chính cấp xã (trường hợp đang có tranh chấp hoặc không thống nhất giữa hồ sơ địa giới với thực địa thì làm việc với Ủy ban nhân dân của các đơn vị cấp xã liên quan để thống nhất xác định phạm vi kiểm kê);

- In bản đồ, biểu mẫu để điều tra kiểm kê.

2. Điều tra, khoanh vẽ, lập bản đồ kết quả điều tra kiểm kê.

- Rà soát, cập nhật, chỉnh lý, khoanh đất, yếu tố nền địa lý và đường địa giới hành chính trên bản đồ điều tra kiểm kê từ các nguồn tài liệu, bao gồm:

Rà soát, cập nhật, chỉnh lý khoanh đất gồm: rà soát, cập nhật, chỉnh lý khoanh đất theo loại đất và đối tượng sử dụng, quản lý đất, các khu vực đặc thù;­

Rà soát, cập nhật, chỉnh Iý các thay đổi yếu tố nền địa lý và đường địa giới hành chính.

- Lập kế hoạch điều tra, khoanh vẽ thực địa, gồm: xác định khu vực có biến động về loại đất, đối tượng sử dụng, quản lý đất; vạch tuyến đối soát, điều tra thực địa, xác định khu vực phải khoanh vẽ tại thực địa và lập kế hoạch để thực hiện;

- Điều tra, khoanh vẽ thực địa, bao gồm:

Đối soát thực địa; xác định các khoanh đất theo loại đất, mục đích chính mục đích phụ; đối tượng sử dụng quản lý đất; tình trạng pháp lý; các khu vực đặc thù... và xác định các khoanh đất cần khoanh vẽ, chỉnh lý về ranh giới;

Khoanh vẽ, chỉnh lý ranh giới khoanh đất;

Khoanh vẽ bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nền địa lý và đường địa giới hành chính tại thực địa,...;

Chỉnh lý, cập nhật các thay đổi về loại đất, đối tượng sử dụng, quản lý đất lên bản đồ điều tra kiểm kê.

- Chuyển vẽ và biên tập bản đồ kết quả điều tra kiểm kê, tính diện tích, bao gồm:

Chuyển vẽ kết quả điều tra, khoanh vẽ thực địa lên bản đồ phiên bản dạng số;

Ghép mảnh bản đồ điều tra kiểm kê theo phạm vi đơn vị hành chính;

Tích hợp tiếp biên, biên tập bản đồ kết quả điều tra kiểm kê; đóng vùng, tính diện tích các khoanh đất; trình bày, hoàn thiện bản đồ kết quả điều tra kiểm kê.

- Lập biểu liệt kê các khoanh đất theo từng loại đất, từng loại đối tượng sử dụng, quản lý đất (theo hiện trạng và thời điểm kiểm kê kỳ trước); theo khu vực đặc thù, bao gồm:

Chiết xuất biểu liệt kê các khoanh đất từ bản đồ kết quả điều tra kiểm kê dạng số;

Nhập bổ sung thông tin về loại đất cũ; loại đối tượng sử dụng, quản lý đất cũ và mới từ sổ dã ngoại.

3. Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

- Tổng hợp, khái quát hóa từ bản đồ kết quả điều tra kiểm kê;

- Biên tập, trình bày bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, chuẩn bị định dạng để phục vụ in bản đồ;

- Xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

- Hoàn thiện và in bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

4. Tổng hợp số liệu diện tích đất đai, lập hệ thống biểu kiểm kê đất đai

5. Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất

- Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất (tình hình quản lý, sử dụng đất) phân tích cơ cấu sử dụng đất; đánh giá chỉ số bình quân tình hình sử dụng đất;

- Phân tích, đánh giá biến động sử dụng đất qua 10 năm, 05 năm;

- Xây dựng báo cáo thuyết minh, đánh giá hiện trạng sử dụng đất.

6. Xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê đất đai

7. Phục vụ kiểm tra nghiệm thu kết quả kiểm kê đất đai

8. In, sao, đóng gói, lưu trữ và giao nộp kết quả kiểm kê đất đai

Để được Luật sư tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ: 0969449828

Email: Luatsutoandan@gmail.com