KHI HẾT THỜI HẠN SỞ HỮU NHÀ Ở CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI THÌ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

KHI HẾT THỜI HẠN SỞ HỮU NHÀ Ở CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI THÌ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

KHI HẾT THỜI HẠN SỞ HỮU NHÀ Ở CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

 

Hiện nay theo quy định của Luật nhà ở 2014, khoản 3 Điều 7 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành chi tiết Luật nhà ở thì cá nhân nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam được phép sở hữu nhà ở với thời hạn tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận; khi hết thời hạn sở hữu nhà ở ghi trong Giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định 99/2015/NĐ-CP. Trước khi hết thời hạn được sở hữu nhà ở theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 7 của Nghị định 99 (bao gồm cả trường hợp được gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định 99), tổ chức, cá nhân nước ngoài được trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các quyền bán, tặng cho nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình theo quy định tại Khoản 4 Điều 7 của Nghị định 99. Trường hợp quá thời hạn được sở hữu nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài không thực hiện quyền bán, tặng cho nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình thì nhà ở đó thuộc quyền sở hữu của Nhà nước Việt Nam; Sở Xây dựng có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở ban hành quyết định xác lập sở hữu toàn dân và tiến hành thu hồi nhà này để thực hiện quản lý, cho thuê hoặc bán theo quy định về quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.

Như vậy, trước khi hết thời hạn sở hữu thì chủ sở hữu nhà ở người nước ngoài có thể xin gia hạn quyền sở hữu nhà ở hoặc phải bán hoặc tặng cho nhà ở trong thời hạn, nếu không muốn bị thu hồi lại nhà ở, đồng thời quyền sở hữu nhà ở thuộc quyền sở hữu của nhà nước Việt Nam. Đây là điểm đặc biệt cần lưu ý đối với người nước ngoài khi muốn sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Để được Luật sư tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ:  0969449828 (Zalo)

Email: Luatsutoandan@gmail.com