NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI MUA NHÀ CHUNG CƯ?

NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI MUA NHÀ CHUNG CƯ?

NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI MUA NHÀ CHUNG CƯ

Hiện nay, trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng nhà ở, chủ đầu tư thường huy động tài chính từ khá nhiều loại nguồn khác nhau trong đó chủ yếu gồm:

1. Vốn thuộc sở hữu của chủ đầu tư.

2. Vốn huy động thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

3. Tiền mua, tiền thuê mua, tiền thuê, nhà ở trả trước theo hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.

4. Vốn vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam.

Trong các loại vốn được phép huy động nói trên, nguồn vốn hình thành từ việc huy động từ tiền mua nhà ứng trước, tiền góp vốn hợp tác đầu tư của hộ gia đình, cá nhân hiện đang được chủ đầu tư sử dụng khá phổ biến. Khi góp vốn bằng những hình thức nêu trên, cần lưu ý những điểm sau:

✔️ Việc huy động vốn thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải được ký kết dựa trên các loại hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh. Người góp vốn thông qua hình thức này được phân chia lợi nhuận (bằng tiền hoặc cổ phiếu) trên cơ sở tỷ lệ góp vốn theo thỏa thuận trong hợp đồng, chủ đầu tư không được áp dụng các hình thức huy động vốn khác để phân chia sản phẩm nhà ở hoặc để ưu tiên đăng ký, đặt cọc, hưởng quyền mua nhà hoặc để phân chia quyền sử dụng đất trong dự án (điểm a, khoản 2 Điều 19 Nghị định 99/2015/NĐ-CP). Như vậy đối với việc huy động vốn bằng hình thức hợp đồng đặt cọc hoặc hợp đồng góp vốn nhằm mục đích trên sẽ không được pháp luật công nhận. 

✔️Về điều kiện, chủ đầu tư muốn huy động vốn trong những trường hợp kể trên phải đáp ứng được một số điều kiện sau:

a.  Đã có hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phê duyệt theo quy định của pháp luật; 
b.   Dự án đầu tư xây dựng nhà ở đã thực hiện xong giải phóng mặt bằng theo tiến độ thực hiện dự án được phê duyệt; 
c. Đã có biên bản bàn giao mốc giới của dự án; 
d.  Đã có thông báo đủ điều kiện được huy động vốn của Sở Xây dựng nơi có dự án. Chủ đầu tư phải có văn bản kèm theo giấy tờ chứng minh đủ điều kiện huy động vốn quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này gửi Sở Xây dựng đề nghị có văn bản thông báo đủ điều kiện được huy động vốn để đầu tư xây dựng nhà ở. 
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của chủ đầu tư, Sở Xây dựng phải kiểm tra hồ sơ; nếu hồ sơ có đủ giấy tờ theo quy định tại Điểm này thì Sở Xây dựng phải có văn bản thông báo nhà ở đủ điều kiện được huy động vốn gửi chủ đầu tư; nếu hồ sơ chưa có đủ giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được huy động vốn thì phải có văn bản nêu rõ lý do. Trường hợp đã đủ điều kiện huy động vốn quy và chủ đầu tư đã gửi hồ sơ đề nghị nhưng quá thời hạn quy định tại Điểm này mà Sở Xây dựng không có văn bản thông báo thì chủ đầu tư được quyền ký hợp đồng huy động vốn nhưng phải chịu trách nhiệm về việc huy động vốn này; Sở Xây dựng phải chịu trách nhiệm về việc thông báo hoặc không có văn bản thông báo việc đủ điều kiện được huy động vốn sau khi nhận được hồ sơ đề nghị của chủ đầu tư. 

Như vậy, đây đều là những điều kiện cần mà chủ đầu tư phải đáp ứng nếu muốn huy động vốn từ phía khách hàng. Người góp vốn vào những dự án nêu trên cần lưu ý, kiểm tra xem liệu chủ đầu tư đã đáp ứng đủ các điều kiện kể trên hay chưa để từ đó quyết định ký kết, tham gia vào việc đầu tư xây dựng dự án.

Để được Luật sư tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ:  0969449828 (Zalo)

Email: Luatsutoandan@gmail.com