BÁN NHÀ SỞ HỮU CHUNG MÀ MỘT BÊN KHÔNG ĐỒNG Ý?

 BÁN NHÀ SỞ HỮU CHUNG MÀ MỘT BÊN KHÔNG ĐỒNG Ý?

 BÁN NHÀ SỞ HỮU CHUNG MÀ MỘT BÊN KHÔNG ĐỒNG Ý?

Về nguyên tắc, việc định đoạt hoặc bán tài sản chung cần phải có sự đồng ý của các chủ sở hữu tài sản, việc định đoạt tài sản là nhà ở cũng tương tự như vậy, cụ thể theo quy định tại Điều 126 Luật nhà ở 2014 thì:

"Điều 126

1. Việc bán nhà ở thuộc sở hữu chung phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu; trường hợp có chủ sở hữu chung không đồng ý bán thì các chủ sở hữu chung khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Các chủ sở hữu chung được quyền ưu tiên mua, nếu các chủ sở hữu chung không mua thì nhà ở đó được bán cho người khác.

Trường hợp có chủ sở hữu chung đã có tuyên bố mất tích của Tòa án thì các chủ sở hữu chung còn lại được quyền bán nhà ở đó; phần giá trị quyền sở hữu nhà ở của người bị tuyên bố mất tích được xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì các chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc bán phần quyền sở hữu nhà ở và điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì phần quyền đó được bán cho người khác; trường hợp vi phạm quyền ưu tiên mua thì xử lý theo quy định của pháp luật về dân sự".

Như vậy, trong trường hợp có ít nhất 1 chủ sở hữu không đồng ý về việc bán nhà ở thì các đồng chủ sở hữu còn lại buộc phải thực hiện thủ tục khởi kiện, nộp hồ sơ khởi kiện yêu cầu Tòa án phân chia tài sản thuộc sở hữu chung. Đây là rào cản khá lớn trong việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung do hiện nay các bước giải quyết tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành còn khá phức tạp và tốn nhiều thời gian từ cấp sơ thẩm cho tới cấp phúc thẩm. 

Để được Luật sư tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ:    0969449828 (Zalo)

Email: Luatsutoandan@gmail.com