PHẠM TỘI NHƯNG GÂY THIỆT HẠI KHÔNG LỚN CÓ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ KHÔNG?

PHẠM TỘI NHƯNG GÂY THIỆT HẠI KHÔNG LỚN CÓ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ KHÔNG?

Bồi thường thiệt hại khi phạm tội

Căn cứ theo quy định tại điểm g, khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự 2015 thì:

"Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự 

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;   

đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái  pháp luật của người bị hại hoặc  người khác gây ra;

e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn; 

h)  Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

k) Phạm tội do lạc hậu; 

l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

m) Người phạm tội là người già".

Như vậy trường hợp phạm tội chưa gây thiệt hại, hoặc thiệt hại xảy ra không lớn thì người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự, song đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà người phạm tội được hưởng. Tuy nhiên, để xác định thế nào là thiệt hại không lớn hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể mà còn tùy thuộc vào các tình tiết có trong hồ sơ vụ án. Ví dụ như cùng là ăn trộm nhưng hành vi ăn trộm gà, vịt, ăn trộm giày dép được đánh giá là gây thiệt hại không lớn so với các hành vi khác như ăn trộm xe máy, ăn trộm đồng hồ đắt tiền...

Để được Luật sư tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ: 0983.449.828 (Zalo)

Email: Luatsutoandan@gmail.com