THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ NHÀ Ở?

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ NHÀ Ở?

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ NHÀ Ở?

Hiện nay, theo quy định tại Điều 177 Luật nhà ở 2014 thì tranh chấp về nhà ở thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan nhà nước khác nhau. Tùy thuộc vào từng loại hình nhà ở mà cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ có sự khác nhau nhất định, cụ thể:

"Điều 177. Giải quyết tranh chấp về nhà ở

1. Nhà nước khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp về nhà ở thông qua hòa giải.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân, tranh chấp liên quan đến hợp đồng về nhà ở, hợp đồng quản lý vận hành nhà chung cư do Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật.

3. Tranh chấp về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết đối với nhà ở được giao cho địa phương quản lý, Bộ Xây dựng giải quyết đối với nhà ở được giao cho cơ quan trung ương quản lý; trường hợp không đồng ý với quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ Xây dựng thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

4. Tranh chấp về kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư, quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở đó giải quyết; trường hợp không đồng ý với quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính"

Ngoài ra, đối với những tranh chấp, quản lý sử dụng nhà chung cư thì theo quy định tại Điều 43 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD cũng có nêu rõ:

"Điều 43. Giải quyết tranh chấp 
1. Các tranh chấp về quyền sở hữu nhà chung cư được giải quyết trên cơ sở thương lượng, hòa giải theo quy định của pháp luật về nhà ở, Quy chế này và pháp luật có liên quan; trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật. 
2. Các tranh chấp về kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư, về việc bàn giao, quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư đó giải quyết; trường hợp không đồng ý với quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật. 
3. Các tranh chấp giữa các thành viên Ban quản trị nhà chung cư được giải quyết theo quy chế hoạt động của Ban quản trị đã được hội nghị nhà chung cư thông qua. 
4. Các tranh chấp giữa Ban quản trị nhà chung cư với chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư về việc bầu, miễn nhiệm, bãi miễn, thay thế thành viên Ban quản trị nhà chung cư được giải quyết trên cơ sở thương lượng; trường hợp không thương lượng được thì đề nghị tổ chức họp hội nghị nhà chung cư để giải quyết. 
5. Các tranh chấp về hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành, hợp đồng bảo trì, hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư giữa đơn vị cung cấp dịch vụ và đơn vị quản lý vận hành được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật".

Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu thì việc giải quyết tranh chấp liên quan tới hợp đồng mua bán, hợp đồng đặt cọc, góp vốn và một số hợp đồng dân sự sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nếu các bên không thể tự thỏa thuận được, đối với một số loại hình nhà ở đặc thù như nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì việc giải quyết tranh chấp lại thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân, bộ xây dựng..

Để được Luật sư tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ:  0969449828

Email: Luatsutoandan@gmail.com