TỰ Ý PHÁ DỠ NHÀ XÂY DỰNG TRÁI PHÉP TRÊN ĐẤT CÓ SAO KHÔNG?

TỰ Ý PHÁ DỠ NHÀ XÂY DỰNG TRÁI PHÉP TRÊN ĐẤT CÓ SAO KHÔNG?

 

Hiện nay, có rất nhiều trường hợp đang có tranh chấp đất đai giữa các bên nhưng một bên tự ý tiến hành xây dựng công trình trên đất. Khi gặp trường hợp này, một bên tranh chấp tuyệt đối không nên thực hiện hành vi hủy hoại, đập phá, hay đánh nhau gây thương tích cho bên kia. Việc xây dựng, cấp phép xây dựng hay thực hiện các biện pháp dừng thi công công trình, yêu cầu phá dỡ công trình trả lại hiện trạng là thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân cấp xã, huyện. Trường hợp một bên tranh chấp tự ý phá dỡ, tự ý đập phá tài sản công trình trên đất như tường bao, nhà cửa, phá hoại đồ đạc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự:

"Điều 178

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, tài sản là di vật, cổ hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa hoặc tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại."

Đối với trường hợp này, một bên tranh chấp có thể tiến hành gửi đơn khởi kiện kèm theo hồ sơ tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp về đất đai, đồng thời yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời "cấm thay đổi hiện trạng tài sản" theo quy định tại Điều 122 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Tuy nhiên, để Tòa án có thể áp dụng biện pháp này đòi hỏi một bên tranh chấp phải nắm rõ được về thủ tục tố tụng nên trong trường hợp chưa thể khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai thì một bên tranh chấp nếu có căn cứ cho rằng hành vi xây dựng của bên kia là trái pháp phép hoàn toàn có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tới UBND xã, phường trước (đây cũng là thủ tục tiền tố tụng bắt buộc đối trước khi khởi kiện vụ án ra Tòa án có thẩm quyền), đồng thời kiến nghị việc tạm dừng thi công công trình tới cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để các bên tiến hành giải quyết tranh chấp. 

Để được Luật sư tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ:    0969449828 (Zalo)

Email: Luatsutoandan@gmail.com