Rút tiền từ thẻ ATM nhặt được có bị xử lý hình sự không?

RÚT TIỀN TỪ THẺ ATM NHẶT ĐƯỢC CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ KHÔNG?

Rút tiền từ thẻ ATM nhặt được có bị xử lý hình sự không

Hiện nay, có rất nhiều người nhặt được thẻ tín dụng hoặc nhặt được thẻ ATM và rút tiền từ các thẻ này phục vụ cho mục đích tiêu sài, mua sắm. Tuy nhiên, đây đều bị coi là hành vi bị coi là tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự 2015, cụ thể:

" Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

g) Tái phạm nguy hiểm.

...."

Mặc dù quy định nêu trên không mô tả hành vi trộm cắp tài sản được thực hiện như thế nào song căn cứ vào thực tiễn xét xử các vụ án trộm cắp tài sản của Tòa án hiện nay thì trộm cắp tài sản là hành vi lén lút lút lấy tài sản của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản mà không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản. Thông thường người phạm tội lợi dụng sự mất cảnh giác của người quản lý tài sản để lấy tài sản mà người quản lý tài sản không hề biết.

Như vậy, đối chiếu với trường hợp nêu trên thì những người nhặt được thẻ tín dụng, nhặt được thẻ ATM mà có hành vi rút tiền nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ thẻ thì hoàn toàn có thể bị khởi tố về tội trộm cắp tài sản. Trường hợp người phạm tội trả lại tiền cho chủ thẻ không phải là căn cứ miễn trách nhiệm hình sự mà chỉ là tình tiết được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Để được Luật sư hỗ trợ trực tiếp, vui lòng liên hệ:  0983.449.828 (Zalo)

Email: Luatsutoandan@gmail.com