Đánh người gãy tay thì bị xử lý như thế nào?

ĐÁNH NGƯỜI GÃY TAY BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Đánh người gãy tay thì bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 thì:

" 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Như vậy, việc xác định mức độ xử lý đối với hành vi đánh người gây thương tích theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 được dựa trên hai yếu tố đó là tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và tỷ lệ thương tật của người bị hại. Đối với hành vi đánh người gãy tay thì căn cứ theo quy định tại Mục 7, phần I, Chương 8 Thông tư số 20/TT-BYT ngày 12/06/2014 thì đối với tổn thương gãy xương cánh tay một bên được xác định tương ứng với mức tỷ lệ thương tật từ 11-41%. Trường hợp hành vi phạm tội của người phạm tội không thuộc phải các tình tiết quy định tại khoản 1 Điều 134 mà chỉ đơn thuần dùng tay chân đánh gãy tay người khác thì có thể sẽ bị khởi tố, truy tố về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015. 

Ngoài ra, đối với hành vi đánh người gãy tay, nếu có căn cứ cho rằng hành vi đánh người nêu trên xuất phát từ động cơ giết người, mong muốn người đó chết nhưng hậu quả không thành thì hoàn toàn có thể truy tố người thực hiện hành vi đó về tội giết người với mức khung hình phạt cao nhất có thể truy tố đối với tội đó là hình phạt tử hình.

Để được Luật sư hỗ trợ trực tiếp, vui lòng liên hệ:  0983.449.828 (Zalo)

Email: Luatsutoandan@gmail.com