Bị chấn thương sọ não thì tỷ lệ % thương tật khi trưng cầu giám định thương tích là bao nhiêu?

BỊ CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO THÌ TỶ LỆ % THƯƠNG TẬT KHI

TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH THƯƠNG TÍCH LÀ BAO NHIÊU?

Bị chấn thương sọ não thì tỷ lệ % thương tật khi trưng cầu giám định thương tích là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Chương II Thông tư số 20/TT-BYT ngày 12/06/2014 của Bộ trưởng Bộ y tế quy định về bảng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do thương tích thì đối với các chấn thương sọ não, tổn thương vùng xương sọ thì tỷ lệ % khi trưng cầu giám định đối với thương tổn này được quy định như sau:

I. Tổn thương xương sọ

Tỷ lệ (%)

1. Mẻ hoặc mất bản ngoài xương sọ

 

1.1. Đường kính hoặc chiều dài từ 3cm trở xuống

5 - 7

1.2. Đường kính hoặc chiều dài từ 3 cm trở xuống, điện não có ổ tổn thương tương ứng.

8 - 10

1.3. Đường kính hoặc chiều dài trên 3cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng.

11 - 15

2. Nứt vỡ xương vòm sọ

 

2.1. Chiều dài đường nứt vỡ dưới 3cm

8 - 10

2.2. Chiều dài đường nứt vỡ dưới 3cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng

11 - 15

2.3. Chiều dài đường nứt vỡ từ 3 đến 5cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng

16 - 20

2.4. Chiều dài đường nứt vỡ trên 5cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng

21 - 25

3. Nứt vỡ nền sọ

 

3.1. Chiều dài đường nứt vỡ dưới 5cm

16 - 20

3.2. Chiều dài đường nứt vỡ dưới 5cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng

21 - 25

3.3. Chiều dài đường nứt vỡ từ 5cm trở lên, điện não có ổ tổn thương tương ứng

26 - 30

3.4. Nứt vỡ nền sọ đ lại di chứng dò nước não t y vào tai hoặc m i điều trị không kết quả

61- 65

4. Lún xương sọ

 

4.1. Lún bản ngoài xương sọ kích thước hoặc đường kính dưới 3cm

8 - 10

4.2. Lún bản ngoài xương sọ kích thước hoặc đường kính dưới 3cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng

11 - 15

4.3. Lún bản ngoài xương sọ kích thước hoặc đường kính từ 3cm trở lên, điện não có ổ tổn thương tương ứng

16 - 20

4.4. Lún cả 2 bản xương sọ kích thước hoặc đường kính dưới 3cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng

21 - 25

4.5. Lún cả 2 bản xương sọ kích thước hoặc đường kính từ 3cm trở lên, điện não có ổ tổn thương tương ứng.

26 - 30

Ghi chú:

Nếu điện não không có ổ tổn thương tương ứng, lấy tỉ lệ tổn thương có kích thước nhỏ hơn liền kề.

Mục 4.4. và 4.5. nếu đã phẫu thuật nâng xương lún, lấy tỉ lệ tổn thương có kích thước nhỏ hơn liền kề.

 

5. Ô khuyết xương sọ

 

5.1. Đường kính ổ khuyết từ 2cm trở xuống

16 - 20

5.2. Đường kính ổ khuyết từ trên 2 đến 6cm, đáy phập phồng

26 - 30

5.3. Đường kính ổ khuyết từ trên 6 đến 10cm, đáy phập phồng

31-35

5.4. Đường kính ổ khuyết trên 10cm đáy phập phồng

41-45

Ghi chú: Nếu đáy ổ khuyết chắc hoặc được vá bằng mảnh xương hoặc bằng vật liệu nhân tạo thì lấy tỷ lệ nhỏ hơn liền kề

 

5.5. Ô khuyết sọ cũ, bị chấn thương lại phải mở rộng để xử lý

Tính phần mở thêm

Lưu ý: Trong trường hợp một người mà bị tổn thương tại nhiều vùng cơ thể khác nhau, việc xác định tổng % tỷ lệ thương tật cơ thể được tính như sau:

Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +…+ Tn
Trong đó:
T1: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ nhất: T1 được xác định là tỷ lệ % tổn thương nằm trong khung tỷ lệ các TTCT;
T2: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ hai: T2 = (100 - T1) x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100;
T3: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ ba: T3 = (100-T1-T2) x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100;
Tn: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ n: Tn= {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100.

Để được Luật sư hỗ trợ trực tiếp, vui lòng liên hệ:  0983.449.828 (Zalo)

Email: Luatsutoandan@gmail.com