Bị tổn thương tim thì tỷ lệ % thương tật khi trưng cầu giám định thương tích là bao nhiêu?

BỊ TỔN THƯƠNG TIM THÌ TỶ LỆ % THƯƠNG TẬT KHI TRƯNG CẦU

GIÁM ĐỊNH THƯƠNG TÍCH LÀ BAO NHIÊU?

Bị tổn thương tim thì tỷ lệ % thương tật khi trưng cầu giám định thương tích là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Chương VII Thông tư số 20/TT-BYT ngày 12/06/2014 của Bộ trưởng Bộ y tế quy định về bảng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do thương tích thì đối với việc bị tổn thương tim thì tỷ lệ % khi trưng cầu giám định đối với thương tổn này được quy định như sau:

I. Tổn thương Tim

1. Vết thương tổn thương van tim, cơ tim, vách tim

Tỷ lệ (%)

1.1. Đã điều trị ổn định, chưa có biến chứng

31 - 35

1.2. Có biến chứng nội khoa (Loạn nhịp, suy tim, phình hoặc giả phình thất...)

 

1.2.1. Suy tim độ I hoặc các rối loạn nhịp tim điều trị nội khoa có kết quả

36 - 40

1.2.2. Suy tim độ I kèm các rối loạn nhịp tim điều trị nội khoa không kết quả phải đặt máy tạo nhịp

41 - 45

1.2.3. Suy tim độ II

41 - 45

1.2.4. Suy tim độ II kèm các rối loạn nhịp tim điều trị nội khoa không kết quả phải đặt máy tạo nhịp

46 - 50

1.2.5.Suy tim độ III hoặc rối loạn nhịp tim có chỉ định đặt máy tạo nhịp

61 - 63

1.2.6. Suy tim độ IV

71 - 73

2. Rối loạn nhịp tim sau chấn thương

 

2.1. Điều trị nội khoa kết quả tương đối tốt

21 - 25

2.2. Điều trị nội khoa không kết quả có chỉ định điều trị can thiệp

 

2.2.1. Kết quả tốt

36 - 40

2.2.2. Kết quả không tốt ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt

51 - 55

2.3. Phải đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn

71

3.Viêm màng ngoài tim co thắt, dày dính màng ngoài tim do chấn thương

 

3.1. Điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật đạt kết quả tương đối tốt (50% ≤ EF < 60%)

31 - 35

3.2. Kết quả hạn chế (EF dưới 50%)

41 – 45

3.3. Thủng màng ngoài tim phẫu thuật đạt kết quả tốt

11-15

3.4. Thủng màng ngoài tim sau phẫu thuật có biến chứng dày dính màng ngoài tim hoặc viêm màng ngoài tim (Áp dụng mục 3.1 và 3.2).

 

4. Dị vật màng ngoài tim

 

4.1. Chưa gây tai biến

21 - 25

4.2. Có tai biến phải phẫu thuật

 

4.2.1. Kết quả tốt (50% ≤ EF ≤ 60%)

36 - 40

4.2.2. Kết quả hạn chế (EF dưới 50%)

41 - 45

5. Dị vật cơ tim, vách tim, buồng tim, van tim

 

5.1. Chưa gây tai biến

41 - 45

5.2. Gây tai biến (tắc mạch, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim...)

 

5.2.1. Kết quả điều trị ổn định từng đợt

61 – 63

5.2.2. Kết quả điều trị hạn chế, đe dọa tính mạng

81

Ghi chú: Nếu các tổn thương ở Mục 2, 3, 4, 5 có suy tim thì tính tỷ lệ theo mức độ suy tim ở Mục 1.2.

 

6. Tổn thương trung thất

 

6.1. Dị vật trung thất không có biến chứng

16-20

6.2. Áp xe trung thất do dị vật phải điều trị

 

6.2.1. Kết quả tốt không có biến chứng

41-45

6.2.2. Các biến chứng thì cộng lùi với mục tương ứng

 

Lưu ý: Trong trường hợp một người mà bị tổn thương tại nhiều vùng cơ thể khác nhau, việc xác định tổng % tỷ lệ thương tật cơ thể được tính như sau:

Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +…+ Tn
Trong đó:
T1: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ nhất: T1 được xác định là tỷ lệ % tổn thương nằm trong khung tỷ lệ các TTCT;
T2: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ hai: T2 = (100 - T1) x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100;
T3: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ ba: T3 = (100-T1-T2) x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100;
Tn: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ n: Tn= {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100.

Để được Luật sư hỗ trợ trực tiếp, vui lòng liên hệ:  0983.449.828 (Zalo)

Email: Luatsutoandan@gmail.com