ĐỒNG PHẠM LÀ GÌ? PHẠM TỘI CÓ TỔ CHỨC CÓ PHẢI ĐỒNG PHẠM KHÔNG?

ĐỒNG PHẠM LÀ GÌ? PHẠM TỘI CÓ TỔ CHỨC CÓ PHẢI ĐỒNG PHẠM KHÔNG?

ĐỒNG PHẠM LÀ GÌ? PHẠM TỘI CÓ TỔ CHỨC CÓ PHẢI ĐỒNG PHẠM KHÔNG?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 thì Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

Đồng phạm là một khái niệm pháp lý nói lên quy mô tội phạm, được thể hiện trong một vụ án có nhiều người tham gia. Tuy nhiên, không phải cứ có nhiều người tham gia là đồng phạm, mà nhiều người tham gia đó phải cố ý cùng thực hiện một tội phạm, nếu có nhiều người phạm tội nhưng không cùng thực hiện một tội phạm thì không gọi là đồng phạm. Ví dụ: A cắt khoá vào nhà kho lấy trộm một chiếc ti vi, B nhìn thấy, đợi A bê ti vi ra ngoài sau đó lẻn vào nhà kho lấy trộm một chiếc quạt bàn và một số phụ tùng xe máy. khi ra khỏi kho được 200 m thì cả A và B đều bị bảo vệ cơ quan phát hiện bắt giữ. Tuy cả A và B đều thực hiện tội trộm cắp tài sản nhưng không cùng thực hiện, nên không coi trường hợp tội phạm của A và B là đồng phạm.

Chế định đồng phạm quy định trong Bộ luật hình sự có hai loại mà theo khoa học luật hình sự gọi là đồng phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp (phạm tội có tổ chức).

Đồng phạm giản đơn là trường hợp tất cả những người cùng thực hiện một tội phạm đều là người thực hành. Ví dụ: A rủ B và C vào trong kho của Công ty H lấy trộm một máy bơm nước.

Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm (khoản 3 Điều 17 Bộ luật hình sự). Phạm tội có tổ chức, là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện một tội phạm, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu.Trong vụ án đồng phạm có tổ chức tuỳ thuộc vào quy mô và tính chất mà có thể có những người giữ những vai trò khác nhau như: Người tổ chức, người thực hành, người xúi dục, người giúp sức.

ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - CÔNG TY LUẬT HÙNG BÁCH

Hotline: 0983.449.828 (Zalo)

Email: Luatsutoandan@gmail.com