PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ NHƯ THẾ NÀO?

PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ NHƯ THẾ NÀO?

PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ NHƯ THẾ NÀO?

Trường hợp doanh nghiệp là pháp nhân thương mại, chỉ khi nào những hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại thì mới làm phát sinh điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân đó. Người có thẩm quyền thực hiện hoạt động nhân danh pháp nhân thương mại có thể là người đại diện theo pháp luật, người quản lý, điều hành và những người được ủy quyền, phân công nhiệm vụ tại Pháp nhân thương mại đó. 

Tuy nhiên tại Khoản 2 Điều 75 quy định “Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân” Pháp nhân thương mại phải chịu hình phạt khi thỏa mãn các điều kiện tại khoản 1 Điều 75 Bộ luật hình sự 2015. Với cá nhân, họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi hành vi của họ thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự 2015. Trường hợp người lãnh đạo, người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của pháp nhân thương mại lại phạm tội do vượt quá thẩm quyền được trao, hoặc lợi dụng danh nghĩa pháp lý hoặc vật chất của pháp nhân đó để thực hiện tội phạm vì quyền hoặc lợi ích của mình, thì về nguyên tắc chỉ có cá nhân liên quan phải chịu trách nhiệm về tội phạm đó, còn pháp nhân sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của họ. 

ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - CÔNG TY LUẬT HÙNG BÁCH

Hotline: 0983.449.828 (Zalo)

Email: Luatsutoandan@gmail.com