PHÁP NHÂN CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ KHÔNG?

PHÁP NHÂN CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ KHÔNG?

    PHÁP NHÂN CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ KHÔNG?

    Xã hội ngày càng phát triển, chủ thể tham gia quan hệ pháp luật ngày càng đa dạng, một trong những số đó là quan hệ thừa kế. Cùng với đó, nhu cầu mong muốn của người có di sản cũng không còn chỉ bó hẹp trong phạm vi những người thân thích, người có quan hệ ruột thịt với mình. Bên cạnh chủ thể là những cá nhân thì chủ thể là pháp nhân, tổ chức cũng nằm trong diện được người có di sản muốn cho hưởng thừa kế. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay Pháp nhân có được hưởng thừa kế không?

   Theo quy định tại Điều 609 BLDS 2015 “ Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.”  Đây là một quy định mới so với BLDS 2005, BLDS năm 2015 đã bổ sung quyền của người thừa kế "không là cá nhân", tức là pháp nhân hay tổ chức. Theo quy định này, người thừa kế là cá nhân có quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật, còn người thừa kế là pháp nhân hay tổ chức chỉ có thể được hưởng thừa kế theo di chúc. Tức là chỉ khi có người có di sản lập di chúc xác định rõ có cho pháp nhân đó được hưởng di sản thì pháp nhân đó mới được hưởng di sản, còn việc hưởng di sản thừa kế theo pháp luật không được áp dụng với pháp nhân. Ví dụ: Ông A có 2 người con là B 33 tuổi và C 38 tuổi, vợ ông A đã mất. Tuy nhiên, khi ông A về già vì cảm thấy không thoải mái nên không sống cùng gia đình các con mà chọn Viện dưỡng lão K để an hưởng tuổi già. Tháng 3/2018 ông A chết, trước khi chết ông K có di chúc để lại 1/3 tài sản trong khối tài 1,2 tỷ của mình cho Viện dưỡng lão K. Trong tình huống này, Viện dưỡng lão K đương nhiên được hưởng số tiền 400 triệu mà ông A đã di chúc để lại.

    Việc pháp luật quy định cho pháp nhân được hưởng di sản thừa kế theo di chúc là một quy định phù hợp với xu thế chung của xã hội nước ta cũng như sự phát triển của pháp luật thể giới. So với trước đây, khi mà luật chưa có quy định cụ thể về vấn đề này, việc di chúc cho pháp nhân được hưởng di sản đã xuất hiện không ít nhưng vì thiếu những quy định rõ ràng nên việc thực hiện gặp nhiều khó khăn, ý muốn của người có di sản để lại nhiều khi không được thực hiện. 

    Như vậy, pháp nhân có thể được hưởng thừa kế nhưng quyền này không phải là đương nhiên đối với pháp nhân. Cụ thể thì pháp nhân chỉ được hưởng di sản thừa kế nếu có di chúc để lại di sản cho pháp nhân và pháp nhân này phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - CÔNG TY LUẬT HÙNG BÁCH

Hotline: 0969.449.828

Email: Luatsutoandan@gmail.com