CON ĐANG CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ CỦA CHA MẸ?

CON ĐANG CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ CỦA CHA MẸ?

CON ĐANG CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ CỦA CHA MẸ?

   Trong thực tiễn cuộc sống hiện nay, nhiều trường hợp người con có hành vi vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi đó. Khi có quan hệ thừa kế xảy ra, nhiều chủ thể có liên quan lúng túng trước việc liệu người con đó có được hưởng di sản của cha mẹ để lại không?

   Ta đều biết rằng quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được các nước ghi nhận. Một trong những nguyên tắc của thừa kế là quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân được quy định tại Điều 610 “Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Theo nguyên tắc này, các nhân có quyền bình đẳng trong việc nhận di sản của người chết để lại. Không phân biệt nam, nữ; tuổi;tình trạng sức khỏe;….Ngoài ra, Điều 651 BLDS quy định về thứ tự thừa kế theo pháp luật thì Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. Như vậy, cho dù người con đó đang phải chấp hành án thì vẫn được hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Ví dụ: Vợ chồng ông M có hai người con là A 29 tuổi (đang chấp hành án phạt tù vì tội cướp tài sản) và B 25 tuổi, vợ ông đã mất. Tháng 6/2018 ông M mất, trước khi mất ông có để lại di chúc chia số tài sản trị giá 800 triệu đồng cho A 200 triệu và B 600 triệu. Trong trường hợp này, dù A đang phải chấp hành án nhưng A vẫn có quyền được hưởng di sản do ông M để lại.

    Tuy nhiên, cần lưu ý nếu người con bị kết án thuộc trường hợp Điều 621 BLDS 

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.” 

thì người con đó không có quyền được hưởng di sản, trừ trường hợp người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

    Như vậy, nếu người con không thuộc trường hợp Điều 621 thì người con đó vẫn có quyền hường di sản thừa kế dù đang phải chấp hành hình phạt tù.

ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - CÔNG TY LUẬT HÙNG BÁCH

Hotline: 0969.449.828

Email: Luatsutoandan@gmail.com