CON NUÔI CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ TỪ CHA MẸ NUÔI KHÔNG?

CON NUÔI CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ TỪ CHA MẸ NUÔI KHÔNG?

 CON NUÔI CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ TỪ CHA MẸ NUÔI KHÔNG?

   Thực tiễn hiện nay việc nhận con nuôi không còn là vấn đề xa lạ với xã hội nữa. có nhiều nguyên nhân khác nhau mà trong quan hệ hôn nhân, vợ chồng có mong muốn nhận thêm con nuôi. Việc này bên cạnh có ý nghĩa về mặt xã hội, đạo đức nhưng cũng kéo theo nhiều vấn đề dưới góc độ pháp luật. Trong quan hệ thừa kế, việc Con nuôi có được hưởng thừa kế từ cha mẹ nuôi không?vẫn là thắc mắc của không ít người.

    Dựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử trong quan hệ hôn nhân - gia đình và quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân, pháp luật quy định những người cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau mà không phân biệt con đẻ, con nuôi. Trong trường hợp người chết để lại di chúc thì việc chia di sản sẽ thực hiện theo di chúc, nếu không có di chúc thì sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật. Cụ thể Điều 651 BLDS quy định về thứ tự thừa kế theo pháp luật thì Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. Như vậy, kể cả khi chỉ là con nuôi, người con đó vẫn có quyền hưởng phần di sản thừa kế do bố mẹ nuôi để lại ngang với các con đẻ của bố mẹ nuôi. 

    Tuy nhiên, quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chỉ được xác lập khi:

    - Tại thời điểm nhận nuôi con nuôi, việc nuôi con nuôi được đăng ký tại UBND xã, phường, thị trấn nơi thường trú của cha mẹ nuôi hoặc con nuôi;

   - Trường hợp việc nuôi con nuôi đã phát sinh trên thực tế mà chưa đăng ký trước ngày 1/1/2011, nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật nuôi con nuôi 2010 thì được đăng ký kể từ ngày 1/1/2011 đến hết ngày 31/12/2015 tại UBND cấp xã nơi thường trú của cha mẹ nuôi và con nuôi (căn cứ khoản 1 Điều 23 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi).

  Khoản 1 Điều 50 Luật nuôi con nuôi quy định điều kiện gồm:

 “a) Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi;

b) Đến thời điểm Luật này có hiệu lực, quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống; 

c) Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con.”

    Như vậy, nếu việc nuôi con nuôi đã được đăng ký theo quy định nêu trên thì quan hệ nuôi con nuôi được xác lập. Do đó người con nuôi có quyền hưởng phần di sản thừa kế do bố mẹ nuôi để lại. Nếu không thỏa mãn điều kiện trên thì khi chia di sản theo pháp luật người đó sẽ không được hưởng thừa kế.

ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - CÔNG TY LUẬT HÙNG BÁCH

Hotline: 0969.449.828

Email: Luatsutoandan@gmail.com