TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG XÁC ĐỊNH ĐƯỢC NƠI CƯ TRÚ CUỐI CÙNG CỦA NGƯỜI CÓ DI SẢN THÌ ĐỊA ĐIỂM MỞ THỪA KẾ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG XÁC ĐỊNH ĐƯỢC NƠI CƯ TRÚ CUỐI CÙNG CỦA NGƯỜI CÓ DI SẢN THÌ ĐỊA ĐIỂM MỞ THỪA KẾ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG XÁC ĐỊNH ĐƯỢC NƠI CƯ TRÚ CUỐI CÙNG CỦA NGƯỜI CÓ DI SẢN THÌ ĐỊA ĐIỂM MỞ THỪA KẾ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

    Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu lao động lớn, nhiều người có thể đăng ký hộ khẩu thường trú ở địa phương này nhưng lại làm việc và sống ở địa phương khác. Do đó, nơi cư trú có thể khác với nơi ở và nơi làm việc. Nếu cá nhân không có hộ khẩu thường trú tại một địa phương nhưng đã đến địa phương khác sinh sống thì nơi cư trú là nơi thường xuyên sinh sống và có đăng ký tạm trú. Nếu không xác định được nơi thường xuyên sinh sống thì nơi cư trú là nơi người đó thực tế đang sinh sống. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau đã dẫn đến việc không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người có di sản, gây khó khăn cho việc lựa chọn địa điểm mở thừa kế. 

    Dự liệu được tình huống đó, pháp luật đã quy định địa điểm mở thừa kế trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản là “nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản”(Khoản 2 – Điều 611 BLDS 2015). Ví dụ: Ông X đi làm ăn xa từ sớm, do tính chất công việc nên đòi hỏi ông X phải đi lại nhiều nơi, mỗi nơi chỉ ở một thời gian mà không ở cố định nơi nào cả và cũng không đang ký thường trú tại nơi nào cả. Do đó khi ông X mất, người ta không xác định được nơi cư trú cuối cùng là ở đâu. Khi mất, ông để lại khá nhiều di sản nhưng lại phân tán ở nhiều nơi khác nhau. Ở Tỉnh A nơi ông sống có để lại một chiếc xe máy trị giá 30 triệu đồng; tỉnh B có bộ bàn ghế ghỗ trị giá 25 triệu đồng; tỉnh C có căn chung cư trị giá 800 triệu đồng; tỉnh D có; tỉnh D có tài khoản ngân hàng với số tiền 100 triệu đồng. Trong trường hợp này, vì không xác định được nơi cư trú cuối cùng và số di sản ông X để lại phân tán ở nhiều nơi nên nên sẽ chọn nơi di sản có giấ trị nhất, đó là ở Tỉnh C. 

    Việc xác định địa điểm mở thừa kế theo nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sảnsẽ có nhiều thuận lượi trong việc thực hiện các thủ tục liên quan đến di sản thừa kế như khai báo, thống kê các tài sản bởi dù tài sản được để lại ở nhiều nơi khác nhau nhưng đều phải khai báo, thống kê tại nơi có địa điểm mở thừa kế. Đồng thời xác định được nơi thực hiện việc quản lý di sản, xác định cơ quan có thẩm quyền quản lý di sản của người chết trong trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý.Và nếu có tranh chấp xảy ra, sẽ xác địnhnơi để xác định Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết khi có tranh chấp đó.

    Như vây, theo quy định của pháp luật, địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế sẽ là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.

ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - CÔNG TY LUẬT HÙNG BÁCH

Hotline: 0969.449.828

Email: Luatsutoandan@gmail.com