NẾU KHÔNG XÁC ĐỊNH ĐƯỢC NGÀY CHẾT CỦA NGƯỜI BỊ TUYÊN BỐ CHẾT THÌ THỜI ĐIỂM MỞ THỪA KẾ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

NẾU KHÔNG XÁC ĐỊNH ĐƯỢC NGÀY CHẾT CỦA NGƯỜI BỊ TUYÊN BỐ CHẾT THÌ

THỜI ĐIỂM MỞ THỪA KẾ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

NẾU KHÔNG XÁC ĐỊNH ĐƯỢC NGÀY CHẾT CỦA NGƯỜI BỊ TUYÊN BỐ CHẾT THÌ THỜI ĐIỂM MỞ THỪA KẾ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

    Thời điểm mở thừa kế là thời điểm làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế và những người liên quan đến di sản thừa kế. Một người đã chết có thể được hiểu theo hai nghĩa là chết về mặt sinh học và chết về mặt pháp lý. Do vậy, tùy từng trường hợp mà thời điểm mở thừa kế có thể được xác định theo ngày, tháng, năm hoặc được xác định chính xác đến giờ, phút cụ thể. Trong trường hợp một người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày Tòa án xác định người đó chết. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp không thể xác định được chính xác ngày chết của người có di sản, vậy nếu không xác định được ngày chết của người bị tuyên bố chết thì thời điểm mở thừa kế được xác định như thế nào?

   Trong trường hợp này, Khoản 1 – Điều 611 quy định “Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này”. Theo khoản 2 Điều 71 thì căn cứ vào các trường hợp quy định tại khản 1 Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết. Theo đó người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:

   - Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

   - Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

    - Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

   - Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết. Thời hạn 05 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

   Điều luật này quy định ngày chết của một người bị tuyên bố là đã chết là theo sự xác định của Tòa án, tùy vào các trường hợp cụ thể được quy định tại Khoản 1 của điều luật này. Ví dụ: Ông D là nạn nhân trong một đợt thiên tai lũ lụt thì ngày chết của ông D được xác định là ngày xảy ra thiên tai. Do đó, thời điểm mở thừa kế cũng chính là ngày xảy ra thiên tai đó. 

   Như vậy, căn cứ vào Khoản 2 Điều 71 để dẫn chiếu tới khoản 1 điều luật này ta sẽ xác định được thời điểm mở thừa kế của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết.

ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - CÔNG TY LUẬT HÙNG BÁCH

Hotline: 0969.449.828

Email: Luatsutoandan@gmail.com