NGƯỜI THỪA KẾ CÓ QUYỀN TỪ CHỐI QUYỀN THỪA THẾ, TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN KHÔNG?

NGƯỜI THỪA KẾ CÓ QUYỀN TỪ CHỐI QUYỀN THỪA THẾ, TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN KHÔNG? 

   NGƯỜI THỪA KẾ CÓ QUYỀN TỪ CHỐI QUYỀN THỪA THẾ, TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN KHÔNG?

Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật ghi nhận. Theo quy định tại Điều 609 BLDS 2015 người thừa kế có quyền “hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.Pháp luật cho phép người được hưởng di sản thừa kế có quyền nhận hoặc từ chối nhận di sản thừa kế đó. Việc từ chối nhận di sản thừa kế phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản và việc từ chối này phải được thực hiện trước thời điểm phân chia di sản.

 Tuy nhiên, nếu việc từ chối đó là nhằm trốn tránh việc thựa hiện nghĩa vụ tài sản của người thừa kế với người khác thì việc từ chối này không được chấp nhận (Điều 620 BLDS 2015).

 Có thể lấy một ví dụ đơn giản như sau: Ông A trước khi chết có lập di chúc để lại một sổ tiết kiệm với số tiền 1.200.000.000 (Một tỷ hai trăm triệu đồng) chia đều cho 3 người con là B, C, D. Sau khi ông A chết D đã từ chối nhận số tiền mà mình được thừa kế, khoảng thời gian này D đang vay E số tiền 500.000.000 (năm trăm triệu đồng). Trong trường hợp này, nếu D không còn đủ tài sản thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà từ chối nhận thừa kế thì pháp luật không cho phép.

Do đó, không phải trong mọi trường hợp, người thừa kế đều có thể từ chối nhận di sản thừa kế.

ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - CÔNG TY LUẬT HÙNG BÁCH

Hotline: 0969.449.828

Email: Luatsutoandan@gmail.com