BỊ ĐÁNH GÃY TAY THÌ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG NHƯ THẾ NÀO TRONG MỘT VỤ ÁN HÌNH SỰ

BỊ ĐÁNH GÃY TAY THÌ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG NHƯ THẾ NÀO TRONG MỘT VỤ ÁN HÌNH SỰ

BỊ ĐÁNH GÃY TAY THÌ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG NHƯ THẾ NÀO TRONG MỘT VỤ ÁN HÌNH SỰ

Điều 48 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau về trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi: 

1. Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.

2. Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.”

Các thiệt hại về vật chất là những thiệt hại tính ra bằng tiền ( ví như thiệt hại về tài sản). Tuy nhiên, những vụ việc hình sự về thương tổn trên cơ thể, ví dụ như bị đánh gãy tay lại gây ra những thiệt hại không tính được bằng tiền, tức là không phải thiệt hại về vật chất, vì căn bản việc đánh gãy tay một người không được bồi thường bằng cách khiến họ có thể lành lại cánh tay bị gãy ngay tức khắc, hoặc ăn miếng trả miếng làm gãy tay người phạm tội. Nhưng do hành vi này xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe con người nên dẫn đến những thiệt hại vật chất khác như tiền chạy chữa vết thương, các khoản thu nhập do bị xâm hại nên mất, những khoản tiền này buộc người phạm tội phải bồi thường cho người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại. Cụ thể căn cứ theo quy định tại Điều 609 BLDS và quy định tại mục 1 phần II Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP) thì thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường gồm:

- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có)… 

- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm. Theo quy định tại điểm 1.5 phần 1 mục II của Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP: “a) Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị thiệt hại. b) Trong mọi trường hợp, khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần…”.

Như vậy, đối với việc  bị đánh gãy tay, người bị hại sẽ được bồi thường các khoản tiền nêu trên để chạy chữa vết thương và bù vào thu nhập bị mất do vết thương mà người phạm tội gây ra.

ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - CÔNG TY LUẬT HÙNG BÁCH

Hotline: 0983.449.828 (Zalo)

Email: Luatsutoandan@gmail.com