PHẠM TỘI NHƯNG BỎ TRỐN THÌ TỘI CÓ NẶNG HƠN KHÔNG?

PHẠM TỘI NHƯNG BỎ TRỐN THÌ TỘI CÓ NẶNG HƠN KHÔNG?

PHẠM TỘI NHƯNG BỎ TRỐN THÌ TỘI CÓ NẶNG HƠN KHÔNG?a

Thưa Luật sư! Tôi và đồng phạm bị bắt vì tội trộm cắp tài sản. Tuy nhiên đồng phạm phạm tội với tôi hiện nay đã bỏ trốn. Cơ quan công an đang tạm đình chỉ vụ án. Vậy xin hỏi Luật sư trong trường hợp phạm tội mà bỏ trốn thì trách nhiệm hình sự có thể xử lý thế nào, tội danh có bị nặng hơn không?

Trả lời: Luật Toàn Dân - Công ty Luật Hùng Bách xin gửi lời chào tới bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty. Với câu hỏi của bạn, Luật sư của công ty xin phân tích như sau:

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều đó có nghĩa là nếu đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì tất nhiên người bỏ trốn sẽ không bị xử lý hình sự. 

Trong trường hợp nêu trên, trước nhất cần phải xác định rằng đã có quyết định truy nã tội phạm hay chưa. Trong trường hợp chưa có quyết định truy nã thì kể cả với người bỏ trốn, họ vẫn được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với trường hợp đã có quyết định truy nã thì tất yếu thời điểm bắt đầu tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời điểm mà người bỏ trốn bị bắt. Vì vậy đối với những cá nhân bỏ trốn thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thời hiệu vẫn còn. Đối với cá nhân bị bắt, nếu thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đã hết thì tất nhiên họ không thể bị xử lý hình sự nữa. Không thể chỉ vì  khoảng thời gian cơ quan điều tra chưa bắt được người bỏ trốn mà không tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự với người bị bắt ngay. 

Một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự là cá thể hóa trách nhiệm hình sự. Không có lý do nào để bắt một người phải chịu trách nhiệm về việc bỏ trốn của người khác.Trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu các cơ quan tiến hành tố tụng không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một người không trốn tránh và không có lệnh truy nã thì sau thời hạn đó không được truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ nữa, ngay cả trường hợp họ trốn tránh mà cơ quan điều tra “quên” không ra lệnh truy nã mà đã hết thời hiệu thì cũng không được truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ.

Ví dụ: A và B cùng trộm cắp một chiếc xe máy trị giá 10 triệu đồng thuộc khoản 1 điều 173 Bộ luật hình sự 2015 vào ngày 1/1/2000. Tuy nhiên, chỉ có A bị bắt và B có cơ hội tẩu thoát. Do không thể tách được hành vi phạm tội của B để xử lý riêng nên cơ quan điều tra tạm đình chỉ vụ án. Ngày 1/1/2010, B mới bị bắt. Trong tình huống này, nếu có quyết định truy nã đối với B thì thời hiệu truy cứu TNHS phải tính từ ngày B bị bắt. Còn đối với A, rõ ràng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với A (5 năm) đã hết. Sẽ rất vô lý nếu như bắt A phải chịu trách nhiệm về hành vi bỏ trốn của B và không tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự cho A chỉ vì cơ quan điều tra chưa bắt được B.

Nói tóm lại, đối với câu hỏi này, chúng tôi nhận định rằng nếu chưa có quyết định truy nã thì cả với người bỏ trốn và người bị bắt ngay vì đã hết thời hiệu truy cứu TNHS nên không thể xử lý được họ. Trong trường hợp đã có quyết định truy nã thì người bỏ trốn sẽ bị xử lý hình sự khi mà thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự vẫn còn do được tính từ ngày người này bị bắt. Còn với người bị bắt ngay thì được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Đó là nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự, phù hợp với quy định của pháp luật và quan điểm của khoa học pháp lý. 

ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - CÔNG TY LUẬT HÙNG BÁCH

Hotline: 0983.449.828 (Zalo)

Email: Luatsutoandan@gmail.com