CÁC TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG HÌNH PHẠT CẢNH CÁO?

CÁC TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG HÌNH PHẠT CẢNH CÁO?

CÁC TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG HÌNH PHẠT CẢNH CÁO?

Với câu hỏi này, chúng tôi xin trả lời như sau: 

Theo quy định tại điều 34 Bộ luật hình sự 2015, phạt cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt. 

Như vậy, để một người chỉ bị phạt cảnh cáo khi đã thực hiện một hành vi phạm tội thì phải đạt được những điều kiện sau đây: 

Thứ nhất, tội phạm mà họ thực hiện  phải là tội ít nghiêm trọng. Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự thì tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù. Luật quy định mức cao nhất của khung hình phạt đến ba năm tù nên phải hiểu là mức cao nhất của khung hình phạt tối đa là ba năm tù (có thể là ba năm nhưng cũng có thể là dưới ba năm).

Thứ hai, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tức là phải có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự. Theo quy định này, về lý thuyết, không nhất thiết người phạm tội phải có hai tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 51 mà có thể chỉ có một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 và một tình tiết quy định tại khoản 2, thậm chí cả hai tình tiết đều được quy định tại khoản 2 Điều 51. Tuy nhiên nếu là tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản  2 thì Tòa án phải ghi rõ vong bản án đó là tình tiết nào và vì sao lại coi đó là tình tiết giảm nhẹ. Thực tiễn xét xử cho thấy, người phạm tội được áp dụng hình phạt cảnh cáo phải là người có nhiều tình tiết giảm nhẹ, trong đó nhất thiết phải có tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điếu 46 Bộ luật hình sự và mức độ giảm nhẹ của các tình tiết này là đáng kể tới mức gần được miễn hình phạt. 

Thứ ba, khi áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với người phạm tội, Tòa án phải cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự. Sau khi đã xem xét đánh giá một cách toàn diện thấy bị cáo thuộc diện gần được miễn hình phạt thì mới áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với họ. Việc xác định một người thuộc diện gần được  miễn hình phạt là thuộc quyền của Hội đồng xét xử, sau khi đã cân nhắc một cách toàn diện các tình tiết của vụ án. Nghĩa là ngoài hai điều kiện trên thì việc được hưởng hình phạt cảnh cáo còn phụ thuộc vào ý chí của Hội đồng xét xử khi cân nhắc một cách toàn diện tính chất, mức độ của vụ án. 

Nói tóm lại, hình phạt cảnh cáo là hình phạt nhẹ nhất trong hệ thống hình phạt của pháp luật hình sự. Về mặt lý thuyết thì coi đây là hình phạt nhưng trên thực tế, có thể coi là một hình thức “tha bổng”. Để được áp dụng hình thức “tha bổng” này, một người phạm tội cần phải đạt được ba điều kiện kể trên. 

ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - CÔNG TY LUẬT HÙNG BÁCH

Hotline: 0969.449.828 (Zalo)

Email: Luatsutoandan@gmail.com