TỊCH THU TÀI SẢN BỊ ÁP DỤNG TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?

TỊCH THU TÀI SẢN BỊ ÁP DỤNG TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?

TỊCH THU TÀI SẢN BỊ ÁP DỤNG TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?

Với vấn đề này, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án sung quỹ Nhà nước. Tịch thu tài sản là hình phạt bổ sung và nó chi được áp dụng đối với người bị kết án về tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng trong trường hợp Bô luật hình sự quy định. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp phạm tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng đều bị tịch thu tài sản, mà chỉ áp dụng đối với trường hợp do phạm tội mà có một khối tài sản bất chính (thu nhập bất chính), hoặc nếu không tịch thu tài sản của họ thì có thể họ dùng tài sản đó để thực hiện tội phạm mới như đối với người bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia, tuy họ không có thu nhập bất chính nhưng nếu không tịch thu tài sản của họ thì sẽ có nguy cơ họ lại tiếp tục phạm tội.

Trong các trường hợp không phải người bị kết án phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia thì hình phạt tịch thu tài sản chủ yếu áp dụng đối với người bị kết án phạm các tội có liên quan đến tài sản. Ví dụ A bị kết án về tội nhận hối lộ, cơ quan điều tra chỉ chứng minh được khoảng gần 2 tỷ đồng, nhưng A có một khối tài sản bất minh gần 4.000 lượng vàng, do đó Tòa án đã áp dụng hình phạt tịch thu toàn bộ tài sản của A để sung quỹ Nhà nước.

Như vậy, để biết được những trường hợp nào thì bị tịch thu tài sản thì phải căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm do người bị kết án gây ra, căn cứ vào tình hình tài sản của người bị kết án, những khoản thu nhập bất chính có liên quan đến tội phạm. 

ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - CÔNG TY LUẬT HÙNG BÁCH

Hotline: 0969.449.828 (Zalo)

Email: Luatsutoandan@gmail.com