CÁC TRƯỜNG HỢP BỊ TƯỚC QUYỀN CÔNG DÂN?

CÁC TRƯỜNG HỢP BỊ TƯỚC QUYỀN CÔNG DÂN?

CÁC TRƯỜNG HỢP BỊ TƯỚC QUYỀN CÔNG DÂN?

Tước một số quyền công dân là việc Tòa án cấm người bị kết án thực hiện một số quyền công dân được quy định trong Hiến pháp và pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo quy định của Hiến pháp, thì công dân có rất nhiều quyền về các lĩnh vực chính trị, dân sự. kinh tế, văn hóa và xã hội như: quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội; quyền lao động; quyền tự do kinh doanh; quyền sở hữu; quyền học tập. nghiên cứu khoa học; quyền tự do đi lại, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tư do hội họp, tự do tín ngưỡng; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, về chỗ ở; quyền khiếu nại, tố cáo, v.v.. Người bị kết án chỉ có thể bị tước một hoặc một số quyền sau:

- Quyền ứng cử, quyền bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước;

- Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Tước quyền ứng cử, quyền bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước là Tòa án cấm người bị kết án ứng cử và bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Nếu Tòa án chỉ tước quyền ứng cử thì người bị kết án vẫn được bầu đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Tước quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước là Tòa án cấm người bị kết án thi tuyển vào làm việc trong bất cứ cơ quan nhà nước nào từ Trung ương đến địa phương, tức là người bị kết án không được trở thành cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước.

Như vậy, tước quyền công dân cấm người bị tòa án kết án thực hiện một số quyền công dân của họ. Trong đó có quyền ứng cử, quyền bầu cử ĐB cơ quan quyền lực nhà nước, quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân. 

ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - CÔNG TY LUẬT HÙNG BÁCH

Hotline: 0969.449.828 (Zalo)

Email: Luatsutoandan@gmail.com