THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI PHÚ THỌ?

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI PHÚ THỌ?

Thưa Luật sư! Hiện nay tôi đang có tranh chấp đất đai liên quan tới di sản thừa kế mà bố mẹ để lại với các anh chị em. Bố mẹ khi còn sống có cho hai vợ chồng một diện tích đất chưa có sổ đỏ để làm nhà, sau khi bố mẹ tôi mất đi không để lại di chúc thì các anh chị em tôi mới đưa đơn khởi kiện tôi tới ủy ban nhân dân cấp huyện. Vậy xin hỏi Luật sư trong trường hợp này Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại Phú Thọ của tôi hay không?

Trả lời: Luật Toàn Dân - Công ty Luật Hùng Bách xin gửi lời chào tới bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty. Với câu hỏi của bạn, Luật sư của công ty xin phân tích như sau:

 

Theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai 2013 thì UBND cấp quận, huyện, thị xã có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đối với đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân với nhau. Thủ tục giải quyết tranh chấp được thực hiện như sau:

1. Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp đơn tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền. 

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết. 

3. Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm: 

a) Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai; 

b) Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp; 

c) Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp; 

d) Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành. 

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan. 

Sau khi có kết quả giải quyết tranh chấp nếu một trong các bên không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp thì có thể khiếu nại lên UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện ra Tòa án. Thời hạn để khiếu nại lên UBND cấp tỉnh là không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định. Như vậy trong trường hợp này của bạn thì Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn toàn có thẩm quyền xử lý tranh chấp đất đai tại Phú Thọ nêu trên.

ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - CÔNG TY LUẬT HÙNG BÁCH

Hotline: 0969449828 (Zalo)

Email: Luatsutoandan@gmail.com