CON NUÔI CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ THẾ VỊ CỦA CHA MẸ NUÔI KHÔNG?

CON NUÔI CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ THẾ VỊ CỦA CHA MẸ NUÔI KHÔNG?

Thưa Luật sư! Hiện nay cha mẹ tôi có để lại cho anh em chúng tôi một thửa đất. Tuy nhiên hiện nay trong các anh em được hưởng thừa kế thì có một người con nuôi đã chết trước khi bố mẹ mất. Vậy xin hỏi Luật sư: "Con nuôi có được hưởng thừa kế thế vị của cha mẹ nuôi hay không?"

Trả lời: Luật Toàn Dân - Công ty Luật Hùng Bách xin gửi lời chào tới bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty. Với câu hỏi: " Con nuôi có được hưởng thừa kế thế vị của cha mẹ nuôi hay không?", Luật sư của công ty xin được phân tích như sau:

CON NUÔI CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ THẾ VỊ CỦA CHA MẸ NUÔI KHÔNG?

    Hiện nay, việc nhận con nuôi không còn là vấn đề xa lạ với xã hội nữa. Có nhiều nguyên nhân khác nhau mà trong quan hệ hôn nhân, vợ chồng có mong muốn nhận thêm con nuôi. Việc này bên cạnh có ý nghĩa về mặt xã hội, đạo đức nhưng cũng kéo theo nhiều vấn đề dưới góc độ pháp luật. Trong quan hệ thừa kế, việc Con nuôi có là người thừa kế thế vị của cha mẹ nuôi không?vẫn là vấn đề gây ra sự tranh cãi và thắc mắc của không ít người.

   Pháp luật hiện nay không quy định cụ thể về việc con nuôi có hay không được nhận phần di sản mà bố mẹ nuôi đáng lẽ được hưởng nếu còn sống. Để trả lời cho câu hỏi này, ta sẽ căn cứ vào các quy định của pháp luật có liên quan. Tại điều 653 BLDS 2015 có quy định “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này”. Nội dung của điều luật này có nghĩa rằng con nuôi có quyền thừa kế di sản của cha, mẹ nuôi. Quan hệ thừa kế này phát sinh trên cơ sở quan hệ nuôi dưỡng. Bên cạnh đó, người làm con nuôi dù đã nhận người khác làm cha, mẹ nuôi thì vẫn còn quan hệ ruột thịt với cha, mẹ, ông, bà,…của mình nên vẫn có quyền hưởng thừa kế theo Điều 651 và Điều 652 BLDS. Vậy nên, trong trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi chết trước hoặc chết cùng thời điểm với cha, mẹ của cha nuôi, mẹ nuôi, thì người con nuôi không có quyền hưởng thừa kế thế vị thay cha nuôi, mẹ nuôi của mình.

    Điều này cũng hợp lý trên thực tế, con nuôi chỉ có quan hệ nuôi dưỡng với cha nuôi mẹ nuôi mà không có quan hệ gì với các thành viên khác trong gia đình của cha nuôi, mẹ nuôi. Trong trường hợp nhận nuôi, ta không thể mặc nhiên thừa nhận con nuôi đó là cháu/chắt của người chết được. Trong trường hợp nhận nuôi con nuôi thì quan hệ giữa người con nuôi và bố mẹ của người nhận con nuôi (tức là ông, bà nội, ngoại) rất khó có thể tự nhiên phát sinh được. Đó phải là cả một quá trình gắn bó và công nhận và việc chứng minh quá trình này lại không phải là điều dễ dàng. Người làm con nuôi không có quan hệ gia đình đối với những người thân thích của cha, mẹ nuôi, vì vậy người con nuôi không thể là người thừa kế theo pháp luật của những người khác trong gia đình cha, mẹ nuôi được      

    Do vậy, con nuôi không thể là người thừa kế vị của những người khác trong gia đình cha, mẹ nuôi được. Bởi lẽ bản chất của thừa kế thế vị là việc người con thay thế vào vị trí của bố mẹ mình để hưởng phần di sản mà đáng lẽ nếu còn sống bố mẹ của người đó sẽ được hưởng, và một trong những ý nghĩa quan trọng của thừa kế thế vị là bảo đảm quyền được nhận di sản của những người thân thuộc nhất đối với người để lại di sản.

ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - CÔNG TY LUẬT HÙNG BÁCH

Hotline: 0969.449.828

Email: Luatsutoandan@gmail.com