Con riêng có được hưởng thừa kế từ cha mẹ dượng không?

 CON RIÊNG CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ TỪ CHA DƯỢNG, MẸ KẾ KHÔNG?

   Thưa Luật sư! Cha mẹ tôi mất đi để lại di sản thừa kế cho anh em chúng tôi. Tuy nhiên tôi chỉ là con riêng của mẹ với người khác chứ không phải con ruột. Vậy xin hỏi Luật sư: "Con riêng có được hưởng thừa kế từ cha dượng, mẹ kế không?".

   Luật Toàn Dân - Công ty Luật Hùng Bách xin gửi lời chào tới bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty. Với câu hỏi: "Con riêng có được hưởng thừa kế từ cha dượng, mẹ kế không?". Luật sư của công ty xin được phân tích như sau:

   CON RIÊNG CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ TỪ CHA DƯỢNG, MẸ KẾ KHÔNG?

Quan hệ giữa con riêng của chồng với mẹ kế, con riêng của vợ với bố dượng về bản chất không phải là quan hệ huyết thống nhưng giữa họ vẫn phát sinh việc chăm sóc, nuôi dưỡng, thậm chí gắn bó với nhau không kém quan hệ ruột thịt. Để đảm bảo cơ sở pháp lý cũng như thể hiện sự ủng hộ của pháp luật, các quy định về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể này đã được đặt ra khá đầy đủ. Một trong số đó là quy định về quyền thừa kế, vậyCon của người con riêng có được thừa kế thế vị từ cha dượng, mẹ kế của người con riêng đó không? và nếu có thì vấn đề này được quy định như thế nào?

   Điều 654 quy định “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”. Như vậy, khi có căn cứ xác định giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì con của người con riêng đó hoàn toàn có quyền được thừa kế người con riêng đó để hưởng di sản cha dượng/ mẹ kế. Quan hệ nuôi dưỡng này được thể hiện trên thực tế người con riêng và bố dượng/ mẹ kế cùng sinh sống chung với nhau và trong khoảng thời gian chung sống cùng nhau mà cha dượng/ mẹ kế yêu thương, chăm sóc và nuôi dưỡng người con riêng đó thì họ sẽ được thừa kế của nhau. Theo Điều 79 Luật hôn nhân gia đình 2014có quy định quyền, nghĩa vụ của cha dượng/mẹ kế với con riêng của vợ/ chống là:

“1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội..”

    Ví dụ: Ông H là bố dượng của chị Y, nuôi dưỡng và chăm sóc chị Y từ nhỏ, chị Y có con là M, chị Y chết trước do tai nạn, ông H do quá đau buồn mà chết, khi chết không để lại di chúc . Chị Y là người thừa kế duy nhất thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông H. Trường hợp này M sẽ được nhận phần di sản thừa kế mà chị Y được hưởng nếu còn sống.

   Tuy nhiên, nếu xét về tính thực tế, việc chứng minh có quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau không phải là điều đơn giản. Mọi thứ chỉ mang tính chung chung, ước lượng chứ không cụ thể, rõ ràng. Vậy nên quy định là như vậy nhưng việc áp dụng quy định này trên thực tế cũng rất khó khăn.

ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - CÔNG TY LUẬT HÙNG BÁCH

Địa chỉ: Số 36/126 Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội

Hotline: 0969449828

Email: Luatsutoandan@gmail.com