THỪA KẾ THẾ VỊ CÓ ĐƯỢC ÁP DỤNG THEO DI CHÚC HAY THEO PHÁP LUẬT?

THỪA KẾ THẾ VỊ CÓ ĐƯỢC ÁP DỤNG THEO DI CHÚC HAY THEO PHÁP LUẬT?

Thưa Luật sư! Bố tôi mất cách đây 10 năm và hiện tại bà tôi vừa mới mất. Vậy xin hỏi Luật sư trong trường hợp bố tôi mất trước bà tôi thì khi bà tôi mất tôi có được hưởng thừa kế thế vị phần tài sản của bà theo di chúc hay theo pháp luật?

   Luật Toàn Dân - Công ty Luật Hùng Bách xin gửi lời chào tới bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty. Với câu hỏi: "Thừa kế thế vị có được áp dụng theo di chúc hay theo pháp luật?". Luật sư của công ty xin được phân tích như sau:

THỪA KẾ THẾ VỊ CÓ ĐƯỢC ÁP DỤNG THEO DI CHÚC HAY THEO PHÁP LUẬT?   

Thừa kế thế vị là việc con đẻ thay thế vị trí của cha hoặc mẹ để hưởng thừa kế của ông nội, bà nội hoặc ông ngoại, bà ngoại đối với phần di sản mà cha mẹ được hưởng nếu còn sống nhưng cha đã chết trước/chết cùng ông nội, bà nội hoặc mẹ đã chết trước/chết cùng ông ngoại, bà ngoại; đồng thời cũng là việc con đẻ thay thế vị trí của cha hoặc mẹ để hưởng thừa kế của cụ đối với phần di sản mà cha, mẹ được hưởng nhưng cha, mẹ đã chết trước hoặc cùng một thời điểm với cụ. Điều này được quy định tại Điều 652 BLDS 2015. 

    Theo đó, việc thừa kế thế vị chỉ đặt ra đối với phần di sản được chia theo quy định của pháp luật, không áp dụng đối với di sản được định đoạt theo di chúc. Điều này có nghĩa rằng đối với trường hợp người để lại di sản thừa kế có lập di chúc trước khi chết thì di sản sẽ chia theo di chúc, trong trường hợp người được hưởng thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì di chúc đó sẽ không có hiệu lực một phần hoặc toàn bộ tùy vào từng trường hợp thực tế (Điểm a – khoản 2- Điều 643 BLDS). Bởi theo nguyên tắc chung quan hệ thừa kế phát sinh kể từ thời điểm mở thừa kế. Nhưng trường hợp này người được chỉ định trong di chúc đã chết, không còn năng lực chủ thể nên không tham gia vào việc nhận di sản được. Bên cạnh đó, di chúc là sự thể hiện ý muốn của người có di sản muốn cho người được chỉ định trong di chúc được hưởng chứ không phải người khác nên nếu người được chỉ định trong di chúc chết trước/ chết cùng thời điểm mở thừa kế thì di chúc không có giá trị.

    Vì những lí do trên mà pháp luật hiện nay không quy định việc chỉ định người thừa kế thế vị trong trường hợp người được chỉ định trong di chúc chết trước/chết cùng thời điểm với người để lại di sản.

ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - CÔNG TY LUẬT HÙNG BÁCH

Hotline: 0969.449.828

Email: Luatsutoandan@gmail.com