CÓ PHẢI THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG CỦA NGƯỜI CHẾT KHÔNG?

CÓ PHẢI THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG CỦA NGƯỜI CHẾT KHÔNG?

 Pháp luật quy định người thừa kế nếu nhận di sản thì phải thực hiện nghĩa vụ của người chết trong phạm vi di sản đã nhận. Tuy nhiên "Người thừa kế có phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của người chết không?".

CÓ PHẢI THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG CỦA NGƯỜI CHẾT KHÔNG?

Nghĩa vụ cấp dưỡng là một nghĩa vụ gắn liền với nhân thân mỗi người và không thể chuyển giao cho người khác (Khoản 1 Điều 107 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014) nên khi người có di sản chết thì quan hệ cấp dưỡng đương nhiên chấm dứt. Do đó, người thừa kế không phải thực hiện phần nghĩa vụ này khi nhận di sản thừa kế. Tuy nhiên, cần lưu ý tại Điều 658 BLDS có quy địnhThứ tự ưu tiên thanh toáncác nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán thì “tiền cấp dưỡng còn thiếu”được ưu tiên thanh toán ở vị trí thứ 2. Nhưng tiền cấp dưỡng còn thiếu ở đây được hiểu là khoản tiền mà người đẻ lại di sản khi còn sống phải thực hiện đối với người được cấp dưỡng nhưng chưa thực hiện thì đã chết, nghĩa là việc cấp dưỡng chỉ tính đến thời điểm người có di sản chết. Ví dụ: Sau khi ly hôn, Ông X có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con là Y đến khi Y 18 tuổi, mỗi tháng là 3.000.000đ. ngày 1/7/2018 ông X chết, Việc ông X chết là một trong các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Khoản 4 Điều 118 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Tuy nhiên ông chưa thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với Y vào tháng 6 nên khoản tiền cấp dưỡng 3.000.000đ là tiền cấp dưỡng còn thiếu và phải được ưu tiên thanh toán cho Y trước khi chia di sản thừa kế.

    Như vậy, người thừa kế sẽ không phải thực hiện những nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ nhân thân của người đó như nghĩa vụ cấp dưỡng; nghĩa vụ nuôi dưỡng;…

ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - CÔNG TY LUẬT HÙNG BÁCH

Hotline: 0969.449.828

Email: Luatsutoandan@gmail.com