TỘI GIẾT NGƯỜI THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 123 BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015

TỘI GIẾT NGƯỜI THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 123 BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015

Thưa Luật sư! Hiện nay người nhà tôi bị cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố về tội giết người. Xin Luật sư phân tích các quy định của Bộ luật hình sự 2015 về Tội giết người để tôi hiểu rõ. Xin trân trọng cảm ơn!

TỘI GIẾT NGƯỜI THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 123 BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015

Luật Toàn Dân - Công ty Luật Hùng Bách xin gửi lời chào tới bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty. Với câu hỏi phân tích các quy định về tội giết người theo Bộ luật hình sự 2015. Luật sư của công ty xin được phân tích như sau:

Tại điều 123 Bộ luật hình sự 2015 tuy không mô tả các dấu hiệu của tội danh này nhưng từ thực tiễn có thể nhận định rằng, tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác. 

1. Các dấu hiệu pháp lí

Về hành vi khách quan, đó là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác, chứa đựng khả năng gây ra cái chết cho họ chấm dứt sự sống của họ. Những hành vi không có khả năng này thì không thể là hành vi khách quan của tội giết người. Hành vi này có thể là hành vi hành động như: bắn, đâm, chém,…nhưng cũng có thể là hành vi không hành động – nghĩa là trong trường hợp đó, pháp luật bắt buộc ai đó có nghĩa vụ phải hành động, phải làm những việc nhất định để đảm bảo sự an toàn về tính mạng cho người khác nhưng họ lại không làm, không thực hiện. Ví dụ: Người mẹ không có con mới đẻ của mình ăn, uống. Trong trường hợp này, người mẹ không thể chối bỏ trách nhiệm, nghĩa vụ chăm sóc con của mình nhưng người mẹ này đã làm thế. Đó không thể khách là hành vi không hành động giết người. 

Ngoài ra, hành vi này còn phải là hành vi trái pháp luật. Nghĩa là những trường hợp tước đoạt tính mạng của người khác được pháp luật cho phép như thi hành án tử hình hoặc phòng vệ chính đang (điều 22 BLHS) thì không phạm tội giết người. 

Về đối tượng tác động của hành vi phải là người còn đang sống. Thời điểm bắt đầu của sự sống được tính từ lúc người đó sinh ra và kết thúc khi nó thực sự chấm dứt. Trong cả  những trường hợp mặc dù nạn nhân đã chết trên thực tế nhưng hung thủ tin rằng nạn nhân vẫn còn sống và thực hiện hành vi giết người thì vẫn phạm tội giết người. Thuộc trường hợp giết người chưa đạt do nhầm lẫn đối tượng tác động. VD: A do có thù với B nên nửa đêm lén lút vào nhà B khi B đang ngủ hòng đâm chết B nhưng không biết rằng B đã chết trước đó do bị tai biến. Như vậy, mặc dù A đâm một người đã chết nhưng A vẫn phạm tội giết người chưa đạt nếu như cơ quan điều tra chứng minh được ý thức chủ quan của A tin rằng B vẫn còn sống. 

Từ thực tiễn còn có trường hợp tự tước đoạt mạng sống của chính mình. Vậy thì hành vi này cũng không thể coi là hành vi phạm tội giết người. Hoặc có trường hợp tước đoạt tính mạng của người khác nhưng động cơ là do chính người đó yêu cầu. Như vậy, hành vi này phải mang tính nhân đạo, chấm dứt sự đau khổ khéo dài cho họ ở cuộc sống hiện tại. Tuy nhiên, trường hợp này vẫn phạm tội giết người ở Việt Nam mặc dù ở một số quốc gia trên thế giới hiện này đã hợp pháp hóa “quyền được chết” của con người. 

Về hậu quả của tội phạm được xách định là hậu quả chết người. Như vậy, tội giết người chỉ hoàn thành khi có hậu quả chết người. Nếu hậu quả chết người không xảy ra vì nguyên nhân khách quan thì hành vi phạm tội bị coi là tội giết người chưa đạt khi mà lỗi của hung thủ là lỗi cố ý trực tiếp còn khi hung thủ có lỗi cố ý gián tiếp thì có thể phạm tội cố ý gây thương tích. Ví dụ, A đâm B. A biết rằng hành vi của mình là nguy hiểm, biết trước rằng hậu quả B chết có thể xảy ra nhưng A vẫn mong muốn nó xảy ra. Tuy trên thực tế B chưa chết nhưng A vẫn phạm tội giết người chưa đạt. Với tội giết người chưa đạt thì khi quyết định hình phạt sẽ nhẹ hơn. Cùng trường hợp đó, A dù không mong muốn nhưng có ý thức bỏ mặc việc B chết hay không, nghĩa là chết cũng được, không chết cũng được, chấp nhận mọi hậu quả xảy ra thì A sẽ phạm tội cố ý gây thương tích nếu đủ cấu thành tội này.

Về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả chết người, theo nguyên tắc chung, người phạm tội chỉ chịu trách nhiệm về hậu quả do chính hành vi của mình gây ra. Nguyên tắc này đòi hỏi phải xác định hậu quả chết người có quan hệ nhân quả với hành vi khách quan của người bị buộc phải chịu TNHS về tội giết người. Để xác  định được vấn đề này trong thực tế có rất nhiều trường hợp phức tạp mà cần đến sự hỗ trợ của giám định pháp y. 

Về lỗi của chủ thể được xác định là lỗi có ý, có thể là cố. Lỗi cố ý trực tiếp được hiểu là người phạm tội thấy trywowcs hậu quả chết người có thể xảy ra nhưng vì mong muốn hậu quả đó nên đã thực hiện hành vi phạm tội. Trong trường hợp có lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội nhận thức hành vi của mình có khả năng nguy hiểm đến tính mạng người khác, tháy trước hậu quả chết người có thể xảy ra nhưng để đạt được mục đích của mình người phạm tội có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra hay nói cách khác, họ có ý thức chấp nhận hậu quả đó (nếu xảy ra). Trong trường hợp hậu quả chết người đã xảy ra, việc xác định lỗi cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp không thực sự quan trọng trong việc định tội nhưng nếu hậu quả chết người chưa xảy ra thì điều này nhằm để xác định là phạm tội giết người chưa đạt hay cố ý gây thương tích. Trong thực tiễn áp dụng luật hình sự, việc xác đinh lỗi là rất phức tạp chứ không hề đơn giản. 

2. Hình phạt

Điều luật quy định 2 khung hình phạt chính và 1 khung hình phạt bổ sung và 1 khung hình phạt cho chuẩn bị phạm tội. Nếu không rơi vào các trường hợp được quy định tại khoản 2 điều 123 thì mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. 

Các trường hợp làm tăng nặng trách nhiệm hình sự (từ 12 đến 20 năm tù, chung thân hoặc tử hình) được quy định tại khoản 1 như sau: 

Một là, giết hai người trở lên: nghĩa là giết người có nhiều nạn nhân. 

Hai là, giết người dưới 16 tuổi. Đây là đối tượng yếu thế đặc biệt cần được xã hội quan tâm, bảo vệ. Khi giết trẻ em, nghĩa là tính nguy hiểm của hành vi đã tăng lên. 

Ba là, giết phụ nữ mà biết là có thai. Nghĩa là nạn nhân bị giết đang mang thai và hung thủ cũng biết điều này. Trường hợp này bị tăng nặng trách nhiệm hình sự do đây là một hành vi rất vô nhân đạo, khác biệt hoàn toàn so với hành vi giết người thông thường. 

Bốn là, giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lí do công vụ của nạn nhân: Giết người đang thi hành công vụ là trường hợp giết người mà naj nhân là người đang thi hành công vụ. Còn giết người vì lí do công vụ là giết người mà động cơ của hành vi giết người gắn liền với việc thi hành công vụ của nạn nhân – giết nạn nhân để cho nạn nhân không thi hành được công vụ hoặc giết nạn nhân để trả thù nạn nhân đã thi hành công vụ. Công vụ được hiểu là hoạt động theo đúng pháp luật của chủ thể được cơ quan nhà nước nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lí nhà nước bao gồm quản lí hành chính, tố tụng và thi hành án. 

Năm là, giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình: đây là trường hợp giết người mà nạn nhân là người có quan hệ đặc biệt với người phạm tội. Trong mối quan hệ đặc biệt này, người phạm tội là người phải biết ơn và kính trọng nạn nhân. Nó vi phạm nghiêm trọng đạo lí uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa của dân tộc.

Sáu là giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Đây là trường hợp giết người mà liền trước hoặc sau hành vi giết người, người phạm tội đã phạm thêm một hoặc nhiều tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Việc liên tiếp phạm tội như vậy chứng tỏ người phạm tội có ý thức phạm tội sâu sắc. Điều này làm tăng tính nguy hiểm của hành vi phạm tội giết người mà còn phản ánh khả năng cải tạo, giáo dục của người phạm tội. 

Bảy là giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác: Đây là trường hợp giết người mà động cơ thúc đẩy người phạm tội có hành vi giết người là việc thực hiện tội phạm khác hoặc che giấu tội phạm khác. Ví dụ: đẻ che giấu việc trộm cắp tài sản của mình có nguy cơ bị lộ nên là giết người bịt đầu mối. 

Tám là giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân: đây là trường hợp giết người mà động cơ phạm tội là việc chiếm đoạt bộ phận cơ thể của người khác. Đây có thể coi là động cơ đê hèn, tàn ác, ích kỷ. 

Chín là giết người một cách mạn rợ. Nghĩa là giết người một cách đặc biệt tàn ác, dã man làm cho nạn nhân đau đớn rất nhiều trước khi chết hoặc gây ra sự rùng rợn cho người khác. Ví dụ như: hành hạ tra tấn đến chết, chặt rời chân tay, bộ phận cơ thể,…

Mười là giết người bằng cách lợi dụng nghề nghiệp. Đây là trường hợp giết người mà người phạm tội đã lợi dụng nghề nghiệp của mình để có thể dễ dàng thực hiện hoặc che giấu hành vi giết người.

Mười một là giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người. Nghĩa là giết người mà sử dụng những công cụ, phương tiện có khả năng làm chết nhiều người. Chỉ cần có khả năng mà không cần trên thực tế hậu quả chết nhiều người đã xảy ra. Ví dụ: đánh bom. 

Mười hai là thuê giết người hoặc giết người thuê. Thuê giết người nghĩa là dùng lợi ích vật chất sai khiến người khác thực hiện hành vi giết người theo ý muốn của mình. Còn giết người thuê là giết người chỉ vì động cơ kiếm tiền hay lợi ích vật chất. 

Mười ba là có tính chất côn đồ. Được hiểu là giết người mà tất cả những tính tiết của vụ án thể hiện người phạm tội có tính hung hãn cao độ, quá coi thường tính mạng của người khác, sẵn sàng giết người vì những nguyên cớ nhỏ nhặt hoặc vô lý. 

Mười bốn là giết người có tổ chức: Đây là trường hợp đồng phạm giết người mà giữa các chủ thể có sự câu kết chặt chẽ với nhau. 

Mười năm là tái phạm nguy hiểm. Điều này được quy định cụ thể tại khoản 2 điều 53 BLHS. 

Mười sáu là giết người vì động cơ đê hèn. Nghĩa là giết người mà tính chất của động cơ phạm tội đã làm mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi giết người tăng lên một cách rõ ràng so với những trường hợp bình thường. Ví dụ: giết vợ hoặc chồng để có thể lấy vợ hoặc chồng khác; giết người vì vụ lợi (để hưởng thừa kế); giết người có tính chất bội bạc;…

Các hình phạt bổ dung gồm có: cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm. 

Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội thì phạm tù từ 01 đến 05 năm. Chuẩn bị phạm là việc tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm. Thông thường, ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội thì sẽ được miễn trách nhiệm hình sự nhưng với một số tội danh như tội giết người thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. 

3. Kết luận

Tóm lại, tại điều 123 BLHS quy định tội giết người mặc dù không mô tả các dấu hiệu pháp lí một cách cụ thể nhưng dựa vào thực tiễn, chúng ta đã chỉ ra được những dấu hiệu pháp lí cần thiết để chứng minh một người có phạm tội giết người hay không. Từ đó cũng chỉ ra những tình tiết làm tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với hành vi giết người. Những tình tiết trên tuy không phải là những dấu hiệu định tội nhưng là những tình tiết cho thấy mức độ nguy hiểm hơn, vô nhân đạo hơn đối với hành vi giết người thông thường. 

ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - CÔNG TY LUẬT HÙNG BÁCH

Hotline: 0969.449.828 (Zalo)

Email: Luatsutoandan@gmail.com