ĐÁNH CHẾT TRỘM VÀO NHÀ THÌ CÓ PHẠM TỘI GIẾT NGƯỜI KHÔNG?

ĐÁNH CHẾT TRỘM VÀO NHÀ THÌ CÓ PHẠM TỘI GIẾT NGƯỜI KHÔNG?

Thưa Luật sư. Vừa qua nhà tôi bị trộm vào nhà nên để tự vệ tôi có lỡ tay đánh chết tên trộm đó. Vậy xin hỏi Luật sư: "Đánh chết trộm vào nhà thì có phạm tội giết người không?"

Luật Toàn Dân - Công ty Luật Hùng Bách xin gửi lời chào tới bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty. Với câu hỏi: "Đánh chết trộm vào nhà thì có phạm tội giết người không?". Luật sư của công ty xin được phân tích như sau:

ĐÁNH CHẾT TRỘM VÀO NHÀ THÌ CÓ PHẠM TỘI GIẾT NGƯỜI KHÔNG?

Hành vi đánh chết người chắc chắn là một hành vi giết người. Tuy nhiên, việc giết người tùy tính chất, mức độ, tình tiết của vụ án mà xác định có tội hay không có tội? Có tội thì tội gì và không có tội thì là trường hợp nào? 

Trong trường hợp này, cần phải xác định rõ xem hành vi của tên trộm và hành vi đánh chết tên trộm của chủ nhà có tương xứng hay không. Có 3 trường hợp có thể xảy ra: 

Một là, giả sử tên trộm đột nhập vào nhà nhưng không mang theo hung khí nguy hiểm, khi bị phát hiện không có hành vi chống trả,…mà chủ nhà lại có hành vi đánh chết tới cùng mới thôi thì rõ ràng anh ta đã phạm tội giết người. Tình tiết tên trộm đột nhập vào nhà chỉ được lại là tình tiết giảm nhẹ. Trên thực tế, đã có vụ việc như vậy và tòa án vẫn xét xử về tội giết người. 

Hai là, tên trộm đột nhập vào nhà mang theo hung khí nguy hiểm, có hành vi chống trả nhưng chủ nhà đã khống chế được tên trộm hoặc có khả năng khống chế được nhưng lại đánh chết. Đây có thể coi là trường hợp giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Mặc dù tên trộm có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của cá nhân nhưng việc phòng vệ của chủ nhà lại quá mức cần thiết được pháp luật cho phép thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, hình phạt đối với trường hợp này nhẹ hơn rất nhiều so với giết người thông thường

Ba là, tên trộm đột nhập vào nhà mang theo hung khí nguy hiểm, có hành vi chống trả muốn giết người để cướp của. Lúc này, tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi trộm cắp đã chuyển hóa theo hướng khác, nếu chủ nhà đánh chết hoàn toàn có thể coi đó là phòng vệ chính đáng và không phải chịu trách nhiệm hình sự. 

Việc đánh giá có phải là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hay không trên thực tế rất phức tạp, nó phụ thuộc vào các yếu tố: tính chất quan trọng của quyền hoặc lợi ích bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại; mức độ thiệt hại mà hành vi tấ công của kẻ trộm có thể gây ra; sức mãnh liệt của hành vi tấn công của tên trộm và khả năng ngăn chặn hành vi tấn công của chủ nhà trong trường hợp cụ thể.

Như vậy, có thể nói rằng ranh giới giữa phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng đôi khi rất mong manh. Trong những tình huống cụ thể, phải xem xét tất cả các tình tiết của vụ án một cách cẩn trọng để đánh giá và định tội chính xác nhất. Pháp luật Việt Nam và thực tiễn xét xử cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Chính vì lẽ đó, khi trộm vào nhà cần phải tỉnh táo để có cách hành xử một cách hợp lí nhất và khi sự việc chết người xảy ra, cần có sự giúp đỡ của những chuyên gia pháp lí để bảo vệ quyền, lợi ích tốt nhất cho gia chủ.

ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - CÔNG TY LUẬT HÙNG BÁCH

Hotline: 0969.449.828 (Zalo)

Email: Luatsutoandan@gmail.com