BÌNH ĐẲNG GIỚI LÀ GÌ? XÂM PHẠM QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỚI CHỊU TỘI GÌ?

BÌNH ĐẲNG GIỚI LÀ GÌ? XÂM PHẠM QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỚI CHỊU TỘI GÌ?

Thưa Luật sư! Gần đây theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 đã có thêm quy định và chế tài xử lý với việc xâm phạm quyền bình đẳng giới. Vậy xin hỏi Luật sư "Bình đẳng giới là gì?". Xâm phạm quyền bình đẳng giới chịu tội gì?.

Luật Toàn Dân - Công ty Luật Hùng Bách xin gửi lời chào tới bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty. Với câu hỏi: "Bình đẳng giới là gì?". Xâm phạm quyền bình đẳng giới chịu tội gì?. Luật sư của công ty xin phân tích như sau:

BÌNH ĐẲNG GIỚI LÀ GÌ? XÂM PHẠM QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỚI CHỊU TỘI GÌ?

Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới là hành vi vì lý do giới mà thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế.

Hành vi phạm tội của tội này xâm phạm quyền bình đẳng giới trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế được Hiến pháp năm 2013 quy định trong Điều 16 và Điều 26. Theo quy định trong 2 điều luật này của Hiến pháp năm 2013 có thể thấy quy định quyền bình đẳng nam nữ về mọi mặt trong tất cả các lĩnh vực.

Chủ thể của tội phạm này là chủ thể thường tức là người đạt độ tuổi theo quy định và có năng lực TNHS. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy chủ thể của tội phạm này là người có quan hệ nhất định đối với nạn nhân của tội phạm (chủ yếu là người phụ nữ), về mặt gia đình như bố mẹ, anh chị, vợ chồng…hoặc về mặt xã hội như thủ trưởng với nhân viên dưới quyền, cha đối với con chiên…

Hành vi khách quan của tội này là hành vi cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào. Hành vi cản trở được thực hiện bằng các dạng hành vi sau:

- Hành vi dùng vũ lực là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động vào người khác như đánh, trói hoặc đe dọa dùng vũ lực là hành vi bằng lời nói, cử chỉ dọa sẽ dùng vũ lực để cản trở họ tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế theo ý muốn của người phạm tội. Ví dụ: Chồng đánh đập vợ để buộc vợ phải thôi công tác hội trưởng phụ nữ hoặc phải thôi việc ở nhà làm công việc nội trợ…

- Hành vi uy hiếp tinh thần dọa gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín…người khác buộc họ phải làm theo ý muốn của người phạm tội là họ không tham gia hoặc phải từ bỏ tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế. Ví dụ: Chồng đe dọa vợ nếu lên thành phố tham gia hoạt động học tập nâng cao trình độ thì sẽ ly dị.

- Dùng thủ đoạn khác có thể lợi dụng chức vụ quyền hạn để cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế. Ví dụ: Thủ trưởng cơ quan đe dọa người phụ nữ dưới quyền không được tham gia các vị trí lãnh đạo nếu không sẽ bọ điều chuyển công tác…

Hành vi trên chỉ cấu thành tội phạm khi chủ thể đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà họ đã thực hiện trước đó tức là về quá khứ chủ thể đã có hành vi cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế và đã bị xử lý kỷ luật (quyết định kỷ luật của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội như khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc…) hoặc xử phạt vi phạm hành chính (quyết định xử phạt theo pháp luật về xử phạt hành chính như cảnh cáo, phạt tiền) mà lần này vẫn còn vi phạm.

Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, gây cản trở người khác thực hiện quyền bình đẳng giới là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện.

Động cơ phạm của người thực hiện hành vi phạm tội này là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Đó là động cơ vì lý do giới mà chủ yếu là do tư tưởng trọng nam khinh nữ dẫn đến định kiến coi thường người phụ nữ.

Điều 165 BLHS năm 2015 quy định 2 khung hình phạt:

– Khung cơ bản: Quy định hình phạt áp dụng đối với người phạm tội bao gồm bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

– Khung tăng nặng: Có mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù 03 tháng đến 02 năm áp dụng đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Đối với 02 người trở lên.

Người phạm tội này còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi đối với câu hỏi: "Bình đẳng giới là gì?". Xâm phạm quyền bình đẳng giới chịu tội gì?". Nếu có nội dung nào còn vướng mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số 0969.449.828 (Zalo) để được Luật sư tư vấn, hỗ trợ.

ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - CÔNG TY LUẬT HÙNG BÁCH

Hotline: 0969.449.828 (Zalo)

Email: Luatsutoandan@gmail.com