TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015.

TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015.

Thưa Luật sư! Vừa qua tôi có đánh nhau xô xát với người khác khiến người đó bị thương tích tỷ lệ trên 11%. Xin Luật sư cho tôi hỏi các quy định về tội cố ý gây thương tích theo Bộ luật hình sự 2015, từ đó phân tích hành vi của tôi có đủ cấu thành tội cố ý gây thương tích theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 không?

Luật Toàn Dân - Công ty Luật Hùng Bách xin gửi lời chào tới bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty. Với câu hỏi của bạn về "Tội cố ý gây thương tích theo quy định của bộ luật hình sự 2015". Luật sư của công ty xin được phân tích như sau:

TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015.

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dưới dạng thương tích hoặc tổn thương khác. Ở đây, thương tích được hiểu là tổn hại cho sức khỏe thể hiện qua dấu vết để lại trên cơ thể con người; tổn thương khác được hiểu là tổn hại cho sức khỏe mà không thể hiện thành dấu vết trên cơ thể con người. 

1. Dấu hiệu pháp lí

Về hành vi khác quan, một người phạm tội này được quy định là có hành vi gây thương tích hoặc hành vi gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Đó cũng có thể là các hành vi có khả năng gây ra thương tích hoặc tổn thương khác làm tổn hại đến sức khỏe của con người. Những hành vi này có thể được thực hiện với công cụ, phương tiện khác nhau hoặc không, thậm chí có thể qua súc vật hoặc cơ thể người khác…

Về hậu quả của tội phạm, hậu quả được mô tả tại điều này là thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe ở mức độ có tỉ lệ tổn thương cơ thể là 11% trở lên hoặc dưới tỉ lệ đó nhưng thuộc các trường hợp: 

Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người.  Tại điều 3 Luật quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định vũ khí bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thơ sơ (dao găn, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu), vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự (được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kĩ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao. Vật liệu nổ bao gồm: thuốc nổ và phụ kiện (kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ,…). Hung khí nguy hiểm là công cụ phạm tội có tính nguy hiểm cho con người cao hơn các công cụ phạm tội thương tường nhưng không phải là vũ khí, vật liệu nổ như xà beng, búa tạ. Thủ đoạn gây ra thương tích không chỉ cho một người mà cho nhiều người, ví dụ: cho hóa chất gây ngộ độc thức ăn cho cả quán ăn.

Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm. Sự nguy hiểm ở đây hiểu là khi những chất này tiếp xúc với các bộ phận cơ thể người thì có khả năng gây tổn thương cho các bộ phận đó. Hóa chất nguy hiểm ở đây là bất kì hóa chất nào, không phải là axit. 

Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ổm đau hoặc người không có khả năng tự vệ.Đây được coi là những đối tượng yếu thế, được xã hội đặc biệt quan tâm, chăm sóc và bảo vệ. Khi gây thương tích cho phụ nữ có thai thì biết hoặc buộc phải biết thì mới phạm tội này. Có nghĩa là trong trường hợp không biết thì không được tính là đã phạm phải tình tiết này. Với các đối tượng khác thì người phạm tội được coi là buộc phải biết. Những người không có khả năng tự vệ như người khuyết tật nặng, liệt giường,…

Đối với ông, bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chưa bệnh cho mình. Đây là những người có ơn với người có hành vi phạm tội. Với văn hóa, truyền thống đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, những người gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của những người có ơn nghĩa với mình dù thương tích chưa đến 11% cũng sẽ bị xử lí hình sự. 

Có tổ chức. Trường hợp này được hiểu là trường hợp đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm (Khoản 3 Điều 20 Bộ luật hình sự). Như vậy, phạm tội có tổ chức là một loại đồng phạm mà ở đó nếu muốn chức minh ai đó phạm tội thuộc trường hợp này thì phải chứng minh được đầy đủ có yếu tố thuộc mặt khách quan và mặt chủ quan của tội phạm, đặc biệt là dấu hiệu mục đích. 

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Khái niệm người có chức vụ, quyền hạn được hiểu như sau: Tất cảnhững cá nhân có một vị trí công việc do bổ nhiệm, bầu cử, ký hợp đồng hoặc hình thức khác, từ đó cá nhân đó có được những quyền hạn để thực hiện những nhiệm vụ nhất định liên quan đến kợi ích cộng đồng hoặc cá nhân được cơ quan tổ chức nói chung ủy quyền thực hiện nhiệm vụ và trao quyền để thực hiện nhiệm vụ và nhiệm vụ này có liên quan đến lợi ích cộng đồng thì đều coi là có chức vụ, quyền hạn.

Chúng ta cần phân biệt giữa khái niệm chức vụ, quyền hạn và khái niệm nghề nghiệp. Những người do đặc thù nghề nghiệp nên cũng được giao thực hiện công vụ nhất định và có những quyền hạn nhất định nhưng các quyền này do đặc thù nghề nghiệp của họ mang lại cho họ chứ không phải do nhà nước, các cơ quan tổ chức trao cho họ nên khi họ lợi dụng để phạm tội thì coi là lợidụng nghề nghiệp, không bị coi là lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội.Tuy nhiên trong trường hợp do nghề nghiệp nhưng lại được cơ quan tổchức giao quyền để thực hiện công vụ và lợi dụng để phạm tội thì phải bị coi là lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

Trong thời hạn đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Đây là trường hợp những người đã vi phạm pháp luật hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự mà còn có hành vi cố ý gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Những trường hợp như vậy thể hiện khả năng cải tạo, giáo dục của họ thấp nên cần phải xử lí thích đáng để răn đe. 

Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê. Nghĩa là là lợi dụng lợi ích về mặt vật chất để khiến người nào đó gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo mục đích của mình hoặc chỉ vì mục đích muốn tìm kiếm lợi ích vật chất mà gây thương tích cho người khác. 

Có tính chất côn đồ. Được hiểu là tất cả những tính tiết của vụ án thể hiện người phạm tội chỉ ra họ có tính hung hãn cao độ, quá coi thường sức khỏe của người khác, sẵn sàng gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác vì những nguyên cớ nhỏ nhặt hoặc vô lý.

Đối với người đang thi hành công cụ hoặc vì lí do công vụ của nạn nhân. Cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người đang thi hành công vụ là trường hợ mà nan nhân là người đang thi hành công vụ. Còn vì lí do công vụ là cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của họ mà động cơ của hành vi này gắn liền với việc thi hành công vụ của nạn nhân – để cho nạn nhân không thi hành được công vụ hoặc để trả thù nạn nhân đã thi hành công vụ. Công vụ được hiểu là hoạt động theo đúng pháp luật của chủ thể được cơ quan nhà nước nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lí nhà nước bao gồm quản lí hành chính, tố tụng và thi hành án. Những trường hợp lại làm sai pháp luật thì đó không thể coi là công vụ.

Như vậy, những trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe có tỉ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% và không thuộc các trường hợp nêu trên là trường hợp chưa cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. 

Về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi cố ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho người khác và hậu quả thương tích xảy ra. Nghĩa là khi có hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe và có hậu quả tổn hại cho sức khỏe xảy ra thì phải đòi hỏi xác địch chính xác hậu quả này là do hành vi đó gây ra. Hành vi này là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả, hành vi này phải diễn ra trước khi hậu quả xảy ra và hậu quả xảy ra có tính tất yếu khi thực hiện hành vi. 

Về mặt chủ quan thì người phạm tội có lỗi cố ý. Có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Người phạm tội có thể mong muốn hậu quả xảy ra hoặc bỏ mặc hậu quả xảy ra (chấp nhận nó có thể xảy ra, xảy ra cũng được, không xảy ra cũng được).

2.Hình phạt 

Điều luật quy định 05 khung hình phạt chính và 1 khung hình phạt cho trường hợp chuẩn bị phạm tội. Với khung hình phạt cơ bản có mức phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 

Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 02 năm đến 05 năm được quy định cho trường hợp phạm tội mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% có một trong các tình tiết định khung tăng nặng đã trình bày bên trên. 

Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt từ  07 đến 12 năm tù trong trường hợp mà phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% và có một trong các tình tiết định khung tăng nặng đã trình bày trên.  

Khung hình phạt thứ ba là trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợpgây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

Khung hình phạt tăng nặng thứ tư  bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân là trường hợp phạm tội: Làm chết 02 người trở lên;   Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

3.Kết luận

Tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại điều 134 BLHS 2015. Để chứng minh một người phạm tội này thì cần chứng minh đầy đủ, rõ ràng những dấu hiệu pháp lí đã trình bày và phải căn cứ các tình tiết khác nhau làm tăng nặng trách nhiệm hình sự để quyết định hình phạt một cách hợp lí nhất. 

ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - CÔNG TY LUẬT HÙNG BÁCH

Hotline: 0969.449.828 (Zalo)

Email: Luatsutoandan@gmail.com