CÁC TRƯỜNG HỢP THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT?

CÁC TRƯỜNG HỢP THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT? 

Thưa Luật sư! Xin Luật sư cho tôi hỏi "Các trường hợp thừa kế theo pháp luật"theo quy định tại điều 650 Bộ luật dân sự 2015? Trong trường hợp có di chúc thì có được thừa kế theo pháp luật hay không?.

Luật Toàn Dân - Công ty Luật Hùng Bách xin gửi lời chào tới bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty. Với câu hỏi: "Các trường hợp thừa kế theo pháp luật". Luật sư của công ty phân tích như sau:

CÁC TRƯỜNG HỢP THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT?

Quyền thừa kế có thể dược thực hiện theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Vậy thừa kế theo pháp luật sẽ được thực hiện trong những trường hợp nào?

   Theo quy định tại Điều 650 BLDS, di sản được phân chia cho những người thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong các trường hợp sau:    

    * Không có di chúc: Khi mở thừa kế không có di chúc hoặc di chúc bị thất lạc thì di sản sẽ chia theo hàng thừa kế, người thừa kế nhận di sản đồng thời cũng thực hiện nghĩa vụ mà người chết để lại.

    * Di chúc không hợp pháp: Một di chúc được coi là hợp pháp thì cần tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của di chúc được quy định tại Điều 630 BLDS. Ngược lại, nếu không tuân thủ các điều kiện này thì di chúc bị coi là không có giá trị pháp lý, không thể thực hiện việc chia di sản theo sản theo di chúc được mà phải chia theo quy định của pháp luật.

    * Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế:Cá nhân và pháp nhân đều có thể là đối tượng được hưởng thừa kế. Có những trường hợp khi cá nhân/ tổ chức được chỉ định thừa kế trong di chúc không còn tồn tại tại thời điểm mở thừa kế thì phần di chúc đó sẽ vô hiệu và được thực hiện theo quy định của pháp luật.

    * Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản: trường hợp này nếu người thừa kế thực hiện các hành vi vi phạm theo Khoản 1 Điều 621 BLDS thì sẽ không được hưởng di sản hoặc người được hưởng thừa kế vì một lý do nào đó mà từ chối nhận di sản thì di sản sẽ được chia theo pháp luật.

    * Phần di sản không được định đoạt trong di chúc:có những trường hợp người lập di chúc chỉ mới định đoạt một phần di sản, phần di sản còn lại chưa được định đoạt sẽ được thực hiện theo pháp luật.

    * Phần di sản liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực pháp luật:di chúc là sự thể hiện ý chí chủ quan của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác. Việc lập di chúc này cũng cần phải tuân theo các điều kiện có hiệu lực của di chúc, nếu nội dung của di chúc bị vô hiệu mà có di sản liên quan đến nội dung đó thì phần di sản đó đương nhiên sẽ không được thực hiện theo di chúc mà sẽ được chia theo pháp luật.

    * Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan tổ chức được hưởng di sản theo di chúc nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế:vào thời điểm mở thừa kế, nếu có trường hợp như quy định này thì phần di sản liên quan đến cá nhân/ tổ chức đó sẽ được chia theo pháp luật.

Như vậy, trên đây là "Các trường hợp thừa kế theo pháp luật" theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. Để được tư vấn cụ thể về vụ việc, các bạn có thể liên hệ với Luật sư theo Tổng đài tư vấn: 1900 6194

ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - CÔNG TY LUẬT HÙNG BÁCH

Hotline: 0969.449.828

Email: Luatsutoandan@gmail.com