THỨ TỰ THỪA KẾ THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015?

THỨ TỰ THỪA KẾ THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015?

Thưa Luật sư! Trong trường hợp bố mẹ có để lại cho anh chị em chúng tôi một khối tài sản nhưng bố mẹ tôi vẫn còn phát sinh các khoản nợ người khác từ trước thì "thứ tự thừa kế theo bộ luật dân sự 2015" theo quy định của bộ luật dân sự 2015 được quy định như thế nào?

Luật Toàn Dân - Công ty Luật Hùng Bách xin gửi lời chào tới bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty. Với câu hỏi: "Thứ tự thừa kế theo Bộ luật dân sự 2015?". Luật sư của công ty xin được phân tích như sau:

THỨ TỰ THỪA KẾ THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015?

    Thanh toán di sản thừa kế là việc người còn sống thay người đã chết và bằng tài sản của người chết thực hiện các nghĩa vụ tài sản của người chết với chủ nợ, sử dụng một phần tài sản đó để chi trả các chi phí phát sinh cho chính người chết và tài sản khi người đó mất. Việc thanh toán này được thực hiện trước khi chia di sản cho những người thừa kế. Thực tế có nhiều trường hợp người chết để lại nhiều khoản nợ, chi phí cần thanh toán. Khi đó, thứ tự thanh toán sẽ được áp dụng theo các quy định tại Điều 658 BLDS 2015, cụ thể như sau:

    * Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng:chi phí mai táng là các chi phí cần thiết phục vụ cho việc mai táng người để lại di sản như tiền mua quan tài; dịch vụ hát đám ma; tiền cỗ ăn uống;…

    * Tiền cấp dưỡng còn thiếu:người để lại di sản trước khi chết có thể còn nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên (khi vợ chồng ly hôn); nghĩa vụ cấp dưỡng cho người khác mà chưa thực hiện đủ tính đến thời điểm người có di sản chết thì người thừa kế phải có nghĩa vụ thực hiện nốt phần còn thiếu đó.

    *Chi phí cho việc bảo quản di sản:có những di sản cần phải chi trả những chi phí cần thiết cho việc bảo quản di sản để bảo tồn giá trị của di sản mà người đang quản lý di sản đó đã bỏ tiền của mình ra để thực hiện thì khi chia di sản thừa kế phải trích ra một khoản để thanh toán lại cho người quản lý di sản đó.

    * Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ:đây thường là những người không có quan hệ thừa kế với người có di sản, nếu người để lại di sản khi còn sống có nuôi dưỡng người khác thì cần phải trích một phần di sản để trợ cấp cho người này.

    * Tiền công lao động:người có di sản là người sử dụng lao động mà khi chết chưa thanh toán hoặc thanh toán chưa đủ tiền công lao động của người làm thuê thì người thừa kế phải thanh toán thay cho người chết từ di sản mà người chết để lại.

    * Tiền bồi thường thiệt hại:nếu người để lại di sản gây thiệt hại cho người khác nhưng chưa bồi thường hoặc đã bồi thường nhưng còn thiếu thì người thừa kế phải thự hiện chi trả cho người được bồi thường thây cho người chết.

    *Thuế và các khoản khác nộp vào ngân sách nhà nước:đây là các khoản thuế mà người có di sản chưa kịp nộp thì đã chết, hoặc là tiền vay, tiền bồi thường do gây thiệt hại với tài sản của nhà nước nhưng họ chưa thực hiện hoặc còn thiếu thì người thừa kế phải chi trả các khoản đó.

    * Các khoản khác đối với cá nhân, pháp nhân:là các khoản mà người có di sản phải thực hiện thông qua một hợp đồng, giao dịch như mua bán hàng hóa đối với tổ chức, cá nhân nào đó mà người có di sản đã xác lập trước khi chết nhưng chưa kịp thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì đã chết.

    * Tiền phạt: đây là khoản tiền phạt mà người để lại di sản phải nộp vào ngân sách nhà nước do bị phạt hành chính nhưng chưa kịp nộp thì đã chết.

    * Các chi phí khác:Sau khi đã thanh toán các chi phí theo thứ tự trên mà di sản vẫn còn thì các chi phí khác phát sinh không nằm trong các khoản nêu trên sẽ được thanh toán rồi mới thực hiện việc chia thừa kế cho những người thừa kế.

ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - CÔNG TY LUẬT HÙNG BÁCH

Hotline: 0969.449.828

Email: Luatsutoandan@gmail.com